Chuyên mục


Nhiều dự án thoát 'danh sách đen'

06/04/2022 16:32 (GMT +7)

5 dự án yếu kém được đưa ra khỏi danh mục theo dõi của Ban Chỉ đạo gồm có dự án của doanh nghiệp DAP-1 Hải Phòng thuộc Tập đoàn Hóa chất và 4 dự án lần lượt thuộc các doanh nghiệp nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước;...

Thông tin này được nêu ra tại tọa đàm: "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo" do cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 5/4.

Cụ thể, 5 dự án yếu kém được đưa ra khỏi danh mục theo dõi của Ban Chỉ đạo gồm có dự án của doanh nghiệp DAP-1 Hải Phòng thuộc Tập đoàn Hóa chất và 4 dự án lần lượt thuộc các doanh nghiệp nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ, cả 4 đều thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 

Ngoài 5 dự án đã được ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém, hiện vẫn còn 7 dự án tồn đọng do gặp phải nhiều vấn đề. Nguồn Chính phủ

Ngoài 5 dự án đã được ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém, hiện vẫn còn 7 dự án tồn đọng do gặp phải nhiều vấn đề. Nguồn Chính phủ

Theo ông Hồ Sỹ Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cả 5 dự án vừa  nêu không còn vướng mắc về cơ chế chính sách nên đã được đưa ra khỏi danh mục theo dõi của Ban Chỉ đạo, đây là một quá trình dài. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh, để đưa 5 dự án ra khỏi theo dõi của Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương, Chính phủ, phải tính toán rất kỹ, bàn bạc vấn đề rất nhiều lần đồng thời bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị. Cả 5 dự án được đưa ra đều xử lý các vướng mắc cho doanh nghiệp theo hướng bám sát thị trường, tôn trọng pháp nhân doanh nghiệp, không can thiệp thô bạo.

Cũng theo ông Hùng, các dự án có khả năng phục hồi, nhìn thấy triển vọng hiệu quả và ổn định, sẽ được tập trung xử lý sớm. Đây là quyết tâm để tạo điều kiện thuận lợi nhất nhằm chủ động vận hành sau khi có chỉ đạo của Bộ Chính trị. Đối với các dự án không còn khả năng khắc phục vì các lý do như sản phẩm đưa ra không còn thị trường, không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu thì phải xử lý tài chính, cơ cấu vốn, giải pháp cuối cùng là phá sản.

Hiện vẫn còn 7 dự án tồn đọng do gặp phải nhiều vấn đề. Đầu tiên là vướng mắc về hợp đồng EPC (hợp đồng nhà thầu trọn gói đối với các dự án này). Trong hợp đồng của tất cả các dự án này đang có sự tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về nội dung, bao gồm cả khối lượng, thiết bị, chủng loại thiết bị, kể cả áp dụng chính sách thuế ở Việt Nam.

Thời điểm hiện nay giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng rất quyết liệt thảo luận với nhau nhưng chưa đi đến được thống nhất và thương thảo về vấn đề này. Đây là vướng mắc nhất trong các dự án đang tồn đọng hiện nay.

Cụ thể là dự án nhà máy thép Thái Nguyên mở rộng, nhà máy đóng tàu Dung Quất, nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy đạm Hà Bắc. Việc này ảnh hưởng đến xác định giá trị dự án đầu tư, giá trị của doanh nghiệp, quyền chủ động của nhà đầu tư có thể tiếp tục đầu tư bổ sung hoặc hoàn thiện thêm hay không. Đây là những vấn đề đang còn dở dang trong hợp đồng với các nhà thầu, chưa giải quyết được

Thứ hai, chi phí tài chính quá cao. Có khá nhiều dự án được đưa vào diện hỗ trợ về mặt tài chính đầu tư trong giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, giai đoạn đó lãi suất cao, quá trình thực hiện dự án bị chậm, thường là vài năm, dẫn đến bị phạt, lãi mẹ đẻ lãi con. Điển hình nhà máy đạm Hà Bắc (dự án giai đoạn 2 mở rộng), thể hiện ưu điểm hơn giai đoạn 1 do được đầu tư nhiều năm, hiệu quả tốt hơn. Nhưng chi phí tài chính chiếm đến hơn 30% dẫn đến khó cạnh tranh trên thị trường.

Khác với thị trường tốt hiện tại, 5 năm trước đây, giá đầu vào sản xuất bằng than tăng nhiều gấp 2, 3 lần. Giá đầu ra bán tại thời điểm đó lại thấp hơn nhiều so với dự kiến báo cáo khả thi, dẫn đến lỗ tích lũy trong những năm vừa qua nhiều, kéo dài lên đến vài nghìn tỷ. 

Nếu không giải quyết vấn đề này thì không mở cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh trên cùng một mặt bằng so với các doanh nghiệp khác (tức là chi phí tài chính phải tương đương). Đồng thời chưa giải thoát được hợp đồng EPC thì doanh nghiệp chưa chủ động hoạt động được các dây chuyền và quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CP hiện nay quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, ban hành ngày 22/4/2015, Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Hợp đồng EPC) là “hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng”.

Như vậy, trong khi các hợp đồng thông thường tách riêng từng phần thiết kế, mua sắm vật tư, xây lắp thi công thì hợp đồng EPC là tổng hợp của tất cả các hạng mục trên. Loại hợp đồng này hiện được nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước sử dụng cho các dự án công nghiệp ở Việt Nam.

Ngọc Vân
Tags:
Tìm nhà tư vấn cho Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT khi triển khai Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng.

Không hỗ trợ dự án BOT do lỗi của doanh nghiệp
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190/TB-VPCP ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Nhật Bản tăng cường các chuyến thăm và làm việc nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội
Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG, nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

Giá xăng dầu, tăng giảm trái chiều
Hôm nay (2/5) là thời điểm điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Trong kỳ điều hành này, giá xăng, dầu biến động trái chiều với mức độ nhẹ.

Vi phạm “bủa vây” Bến xe Giáp Bát
Hàng loạt vi phạm trật tự đô thị, trật tự ATGT và vô số điểm gửi xe quanh bến ô tô Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn tấp nập hoạt động, phớt lờ Kế hoạch 01 của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội.

Đèo Cả: Lãi tăng 37% từ BOT và thầu cao tốc
Lãi ròng của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu HHV) trong quý I/2024 đã tăng 32% khi mảng thu phí BOT lẫn xây lắp cùng tăng trưởng tích cực.

Du lịch đường bộ và tàu hoả 'lên ngôi'
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhiều người dân lựa chọn phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt để di chuyển, du lịch những điểm quanh thành phố.