Chuyên mục


Nhiều địa phương đề nghị trả lại vốn vay

09/11/2023 11:31 (GMT +7)

27 địa phương đề nghị giảm dự toán vốn vay lại chủ yếu do dự án đã kết thúc, hết thời hạn giải ngân hoặc không còn nhu cầu giải ngân, phần vốn tỉnh chưa phân bổ. Ngoài ra, chiếm phần lớn khoản tiền xin hoàn trả là do các dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư.

Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), tính đến hết tháng 8/2023, có 27 địa phương đề nghị giảm dự toán vay gồm: An Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, TP.HCM, Thanh Hóa, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Tiền Giang.

Năm nay có nhiều địa phương xin trả lại vốn vay hơn năm 2022. Tính đến hết tháng 8 năm trước, chỉ có 7 địa phương xin trả lại vốn vay khoảng 1.500 tỷ đồng.

27 địa phương xin trả lại 5.000 tỷ đồng vốn vay lại

27 địa phương xin trả lại 5.000 tỷ đồng vốn vay lại

Các địa phương xin trả lại vốn vay theo cơ quan quản lý, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhiều địa phương xin điều chuyển chủ yếu do dự án đã kết thúc, hết thời hạn giải ngân hoặc không còn nhu cầu giải ngân, phần vốn tỉnh chưa phân bổ. Ngoài ra, chiếm phần lớn khoản tiền xin hoàn trả là do các dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư.

Ngược lại, có 6 địa phương đề nghị tăng dự toán vay năm 2023 thêm 350 tỷ đồng, gồm: Bình Định, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và Phú Thọ. Nhóm này xin thêm vốn do có dự án sẽ hết thời hạn giải ngân trong năm nên cần bổ sung kế hoạch vốn hoặc để phù hợp với tiến độ triển khai dự án.

Theo kế hoạch 2023 được Chính phủ phê duyệt, các địa phương vay từ nguồn vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay khác là 27.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các địa phương phải trả nợ gần 5.000 tỷ đồng, gồm tiền gốc 2.800 tỷ đồng và tiền lãi gần 2.200 tỷ đồng.

Đến giữa tháng 10, Chính phủ đã có Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh dự toán vốn vay lại của các địa phương, theo đề nghị của Bộ Tài chính.

Kim Khánh
Công thức chốt lời mùa 'bão giá vàng'
Những ngày qua, giá vàng liên tục phá đỉnh lịch sử, hiện đã chạm mốc 92 triệu đồng/lượng. Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để đổ xô đi mua "tài sản tích lũy"?

Giá vàng SJC cao chưa từng có
Vàng miếng SJC tăng giá 2,5 triệu đồng mỗi lượng trong buổi sáng nay (10/5/2024), lên đỉnh cao kỷ lục chưa từng có 92 triệu đồng/lượng.

SHB dành hơn 11 tỷ đồng hoạt động xã hội ở Điện Biên
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa.

Đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như hiện nay.

Xăng giảm giá, vàng SJC 'bứt tốc' lập đỉnh mới
Tình hình xăng dầu và vàng trong nước ngày 9/5/2023 đã có những diễn biến đáng chú ý, thu hút sự quan tâm của người dân và giới đầu tư.

3 ngân hàng cấp hạn mức tín dụng dự án sân bay Long Thành
Ba ngân hàng Vietcombank, VietinBank và BIDV thu xếp vốn cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV vay 1,8 tỷ USD trong vòng 20 năm để thực hiện dự án sân bay Long Thành.

11 dự án thay đổi diện mạo giao thông Thủ đô
Hà Nội được giao nhiệm vụ nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 10 dự án đầu tư công và 1 dự án tư theo hình thức PPP nhằm giảm ùn tắc và thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô, trong đó có dự án đường trên cao Vành đai 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.