Người dân Việt Nam chi tiêu mạnh vào đâu?
Tại Đông Nam Á, quy mô dân số có thu nhập trên 20 USD/ngày của Việt Nam hiện đứng sau Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ sớm vượt Thái Lan trong thời gian tới.
Theo đó, vào năm 2030 sẽ có khoảng 48 triệu người Việt Nam thu nhập trên 20 USD mỗi ngày. Trong khi, con số này ở Thái Lan, Philippines và Malaysia lần lượt là 38 triệu người, 43 triệu người và 20 triệu người.
Tại Đông Nam Á, quy mô dân số có thu nhập trên 20 USD (khoảng 480.000 đồng) mỗi ngày của Việt Nam hiện đứng sau Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, vào 2030, Việt Nam sẽ vượt Thái Lan, nền kinh tế có 38 triệu người kiếm trên 20 USD mỗi ngày vào cuối thập kỷ. Trong khi, con số này ở Philippines và Malaysia lần lượt là 43 và 20 triệu người.
So sánh tại châu Á, Việt Nam thuộc nhóm có mức tăng trưởng nhanh nhất về dân số kiếm được hơn 20 USD một ngày tính theo PPP không đổi. Nhóm này còn gồm các nước như Bangladesh, Ấn Độ, Philippines và Indonesia.
Tầng lớp trung lưu cao ở Việt Nam (nhóm có thu nhập từ 50-110 USD mỗi ngày) dự kiến tăng trung bình 17% mỗi năm cho đến 2030. Nhờ tăng trưởng nhanh của dân số thu nhập trên 20 USD mỗi ngày lẫn tầng lớp trung lưu cao, mức tăng trưởng chi tiêu của thị trường Việt Nam là gần 8% mỗi năm trong thập kỷ hiện tại. Tỷ lệ này thuộc nhóm dẫn đầu châu Á, cùng với Bangladesh và Ấn Độ.
Khi thu nhập tăng lên, mọi người sẽ có nhu cầu mua sắm các mặt hàng khác nhau. Một cách điển hình, chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và quần áo (nhu yếu phẩm) giảm trong khi chi tiêu cho y tế, nghỉ ngơi và giải trí tăng lên. Câu hỏi được đặt ra là bao nhiêu?
Có thể thấy, chi tiêu cho giải trí và vận tải dự kiến sẽ tăng nhanh nhất, ở mức hơn 7%/năm trong thập kỷ hiện tại. Ngược lại, chi tiêu cho thực phẩm dự kiến sẽ tăng trưởng thấp nhất, chỉ 5%/năm trong cùng giai đoạn.
Nhưng để nhìn thấy những hàm ý về đầu tư vốn chủ sở hữu, cần chia nhỏ hơn nữa các ngành hàng. Thông qua phân tích, nhận thấy rằng:
Thứ nhất, các ngành hàng như sản phẩm tài chính, giải trí, ô tô, thiết bị máy tính và dịch vụ gia dụng sẽ phát triển nhanh nhất trên toàn châu Á.
Thứ hai, dịch vụ tài chính là hạng mục sẽ phát triển nhanh tại hầu hết các quốc gia thuộc khu vực ASEAN, Ấn Độ cũng như Trung Quốc.
Thứ ba, ngược lại, tăng trưởng chi tiêu cho dịch vụ bưu chính, thực phẩm và nhu cầu năng lượng có thể chậm lại.
Trong vài thập kỷ tới, thế giới, đặc biệt là châu Á, sẽ trải qua những thay đổi lớn về nhân khẩu học. Khu vực châu Á sẽ già hơn đáng kể, thịnh vượng hơn và quy mô hộ gia đình sẽ tiếp tục thu hẹp hơn. Những thay đổi này dẫn đến sự dịch chuyển lớn trong cách người dân chi tiêu trên toàn châu Á.