Người dân tỉnh nào mua ô tô nhiều nhất?
Trong 5 năm gần đây, tình trạng ùn tắc giao thông ô tô tại Thành phố Vinh (Nghệ An) và Hà Tĩnh đang tăng cao do lượng tiêu dùng ô tô vượt ngưỡng.
Nghệ An và Hà Tĩnh là 2 trong số 10 địa phương mua xe ô tô con nhiều nhất trong năm 2021. Số lượng tiêu thụ xe dưới 9 chỗ trong năm 2021 của Nghệ An xếp thứ 4 với 14.628 xe và Hà Tĩnh xếp thứ 8 với 8.262 xe, nhiều hơn một số nơi khác trong top 10 địa phương giàu như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong 5 năm gần đây, tình trạng ùn tắc giao thông ô tô tại Thành phố Vinh (Nghệ An) đang tăng cao do lưu lượng phương tiện xe con quá lớn. Điều này là hiếm thấy trước thời điểm năm 2017. Hạ tầng giao thông vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời đối với tỉ lệ người dân sở hữu ô tô ngày càng nhiều hiện nay.
Về các phương án giảm tải ùn tắc giao thông, UBND tỉnh Nghệ An đã tạm ngừng phê duyệt bổ sung các khu chung cư ở khu vực trung tâm TP Vinh và đồng thời mở rộng các ngã ba, ngã tư, xây dựng các điểm dừng đỗ ở vỉa hè tại nơi đây.
Số liệu từ Phòng CSGT tỉnh Nghệ An cho rằng trung bình sẽ có 1.000 xe con dưới 10 chỗ được đăng mỗi tháng tại tỉnh này. Con số này tăng lên tới 5.294 ô tô chỉ hơn 3 tuần sau khi các hãng và đại lý công bố giảm 50% phí trước bạ đối với các xe ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước vào ngày 1/12/2021. Không chỉ đối với Thành phố Vinh, xu hướng mua ‘xế hộp’ cũng lan truyền tới nhiều địa phương khác trong tỉnh Nghệ An.
Theo thông tin tổng kết tại Hà Tĩnh năm 2021, GDP bình quân đầu người đạt ở mức khoảng 67 triệu đồng/người/năm. Với thời tiết bão lũ khắc nghiệt và thường xuyên nhưng mức thu nhập ổn định, việc mua ô tô cá nhân cũng là một nhu cầu cần thiết với người dân nơi đây.
Ông Hoàng Văn Hà - chủ tịch UBND xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân - cho hay toàn xã có hơn 3.000 công dân lao động ở nước ngoài, trong đó phần lớn đang lao động tại Hàn Quốc. Với địa phương, xuất khẩu lao động là mũi nhọn của kinh tế. Trung bình mỗi người lao động tại Hàn Quốc gửi về quê nhà khoảng 1.000 - 1.200 USD/tháng.
Toàn xã Cương Gián có khoảng 3.500 hộ dân thì có khoảng 100 chiếc ô tô, người dân đi xuất khẩu lao động về xây nhà cửa, dùng vốn tích cóp được buôn bán, kinh doanh. Người nào có nhu cầu thì mua ô tô làm phương tiện đi lại và phục vụ cho công việc hằng ngày. Theo Cục Thống kê Hà Tĩnh, những năm gần đây số lượng ô tô đăng ký mới tăng đáng kể. Cụ thể năm 2020 có 5.200 ô tô các loại đăng ký mới, năm 2021 tăng đột biến với 9.110 ô tô và chỉ 2 tháng đầu năm 2022 có đến 2.105 ô tô được đăng ký mới.
Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, Nghệ An ở vị trí thứ 4 và Hà Tĩnh ở vị trí thứ 8 trong danh sách 10 địa phương mua xe ô tô con nhiều nhất trong năm 2021. Những địa phương giàu khác như Hà Nội, TP.HCM, và Hải Phòng nằm trong Top 3, và một số các tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hóa đều có lượng tiêu dùng xe hơi lớn. Đây cũng là những tỉnh thành với có mật độ giao thông cao nhất cả nước.
Với lượng tiêu thụ ô tô lớn như vậy, thị trường xe hơi Việt Nam đang đối mặt với vấn đề mới khi mà căng thẳng Nga - Ukraine gần đây đã khiến cho các đường dây cung cấp linh kiện lắp ráp trên khắp thế giới bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong tình trạng khan hàng toàn cầu, những hãng xe khác ở Việt Nam như Volkswagen, Honda, Mazda, Subaru hay Suzuki vẫn có thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Dù là vậy, thông tin từ các hãng đều chỉ ra rằng khó có thể xác định thời điểm kết thúc hoặc sụt giảm đáng kể của tình trạng thiếu hụt linh kiện, công nghệ chip điện tử. Các hãng phần lớn đều có kế hoạch nhập xe, linh kiện đi kèm dự trù hoạt động kinh doanh 3-4 tháng để không đứt gãy nguồn cung.
Chẳng hạn, đối với phía hãng Toyota, doanh số mẫu xe Hilux trong tháng 2 bất ngờ chỉ có 0 chiếc so với nguồn cung khá tốt, còn dòng bán tải của hãng đã bán sạch kho và tạm thời chưa nhập thêm. Một dòng xe nổi bật khác của Toyota là Raize cũng phải chờ tới 6-7 tháng mới có thể nhập tiếp, ngoài ra những mẫu xe hybrid nhập khẩu khác của hãng như Altis, Corolla Cross, Camry cũng cung không đủ cầu.
Bởi chung lý do nguồn cung linh kiện thiếu hụt, Ford Explorer nhập khẩu Mỹ bị ảnh hưởng, cùng mẫu bán tải đình đám Ford Ranger trong tháng 2 chỉ bán 230 xe, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Mitsubishi tại Việt Nam cũng bị giảm nguồn cung Pajero Sport, Triton nhập Thái. Xpander, mẫu xe chủ lực của hãng vẫn đủ cung dù tồn kho không nhiều.
Với đặc thù lắp ráp trong nước, Hyundai vẫn có thể đảm bảo nguồn cung đủ cho các dòng xe truyền thống như i10, Accent mặc dù không thể đẩy mạnh hai mẫu xe mong muốn của hãng là Tucson và Santa Fe. Bên cạnh, thương hiệu Kia cũng từ Hàn Quốc đang rơi vào tình trạng thiếu xe tồi tệ với các mẫu xe đăng ký phải chờ 1-4 tháng. Tình trạng thiếu chip bán dẫn cũng gây sức ép tới lượng giao mẫu xe điện ồ ạt của VinFast VF e34, VF8, VF9 trên toàn cầu với khoảng 65.000 đơn tổng cộng.