Một năm, người Việt mua bao nhiêu xe ô tô?
Ở Việt Nam những năm gần đây, số lượng tiêu thụ xe hơi 9 chỗ ngồi trở xuống trung bình ở Việt Nam đang nằm ở mức 300.000 chiếc/năm.
Theo thông tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam năm 2021, có tới 318.704 xe ô tô từ 9 chỗ ngồi đổ xuống được mua và đăng kiểm, thấp hơn so với năm 2019 (322.322 xe) và cao hơn so với năm 2020 (296.634 xe).
Trong năm 2021, Toyota vẫn đứng đầu bảng xếp hạng sản lượng xe mua nhiều nhất với 64.172 xe. Ngoài ra, các dòng xe lần lượt đứng sau là Hyundai với 56.028 xe, Kia với 35.181 xe, VinFast với 34.746 xe, và cuối cùng là Mitsubishi với 26.346 xe.
Việt Nam cũng đã vượt lên trở thành thị trường xe hơi đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN để sánh vai cùng top 3 là Indonesia, Thái Lan, và Malaysia với con số này, tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để tạo ra ngành công nghiệp ô tô phát triển thực sự ở Việt Nam bởi con sô 300.000 xe/năm vẫn đang được phân bổ vào rất nhiều dòng xe khác nhau.
Tuy nhiên, không có mẫu xe nào trong hơn 100 loại xe tại Việt Nam đạt được sản lượng tối thiểu để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá với 50.000 xe. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, trong điều kiện thị trường nhỏ như hiện nay, nếu sản lượng tiêu thụ xe dồn vào một số mẫu xe, thì mới có cơ hội nội địa hóa. Vì không đủ sản lượng để nội địa hóa linh kiện, các công ty lắp ráp buộc phải nhập khẩu, ta không thể trách họ được.
Trên thực tế, doanh nghiệp nội địa, hầu hết chưa sẵn sàng để sản xuất linh kiện ô tô. Không phải vì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kém nên họ không sản xuất được linh kiện ô tô, mà bởi vì sản lượng không đủ. Mà do sản lượng không đủ, thì ngược lại, doanh nghiệp họ không đầu tư, cuối cùng lại thành kém, giống như câu chuyện con gà có trước, hay quả trứng có trước.
Theo quan điểm tổng giám đốc một thương hiệu ô tô Nhật Bản ở Việt Nam cho biết giá thành sản xuất linh kiện tại Việt Nam cao hơn 2 tới 3 lần so với khu vực, gây khó khăn trong công cuộc tăng cường nội địa hóa. Do đó, doanh nghiệp này vẫn gặp một số trở ngại về công nghệ lắp ráp, dẫn đến chi phí sản xuất xe nội địa thường cao hơn 10-20% so với Thái Lan và Indonesia, chưa kể tới thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện và các loại phí khác.
Dễ nhận thấy, phương tiện ô tô sẽ dần tăng lên tỉ lệ thuận với thu nhập trung bình và chất lượng cuộc sống. Với dân số này, với điều kiện địa lý này, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển phương tiện giao thông. Và nếu công nghiệp ô tô không phát triển, chúng ta đã bỏ thị trường ấy cho nước ngoài", bà chia sẻ.
Việt Nam sẽ cần hình thành nhóm chính sách toàn diện và đồng bộ và chia ra các giai đoạn cụ thể: duy trì thị trường tăng trưởng ổn định, có chính sách bù đắp cho 10-20% chi phí chênh lệch khu vực, và đồng thời phát triển chiến lược đẩy nhanh nội địa hóa với các linh kiện thép và nhựa cỡ trung bình.