Chuyên mục


Nên tăng lương ngay từ 1/1/2023

27/10/2022 17:28 (GMT +7)

Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt, đồng thời kiềm chế lạm phát, kìm giá, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng, lương tăng 1 đồng giá tăng 2 đồng.

Đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương (Hậu Giang) nêu đề xuất khi thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, sáng 27/10.

Theo đại biểu Thái Thu Xương, trong thời gian qua, Chính phủ đã kịp thời thực hiện đồng bộ và quyết tâm cao với nhiều giải pháp hiệu quả nhằm ổn định tình hình, phát triển đất nước.

Đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương đề xuất tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt, nhưng phải có giải pháp quản lý giá, không để lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng

Đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương đề xuất tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt, nhưng phải có giải pháp quản lý giá, không để lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng

Kinh tế - xã hội có sự phát triển tích cực với nhiều dấu ấn nổi bật, an sinh xã hội bảo đảm. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, do biến động của tình hình kinh tế - chính trị của khu vực và thế giới phức tạp, khó lường, chuỗi cung ứng hàng hóa ở các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro do giá cả không ổn định, tác động mạnh đến đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động. Đặc biệt là các nhóm yếu thế, lao động nghèo, lao động nhập cư tại các đô thị, khu công nghiệp lớn.

Cử tri còn nhiều phản ánh, kiến nghị đối với các vấn đề: Tăng lương cơ sở; công chức, viên chức thôi việcTrước thực tế trên, đại biểu Thái Thu Xương cho biết, cử tri còn nhiều phản ánh bức xúc, kiến nghị đối với các nhóm vấn đề liên quan đến tăng lương cơ bản, tình hình cán bộ công chức, viên chức bỏ việc, an sinh xã hội cho người lao động.

Về tình hình nhiều cán bộ công chức, viên chức thôi việc, nghỉ việc, theo đại biểu Thái Thu Xương, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, áp lực công việc quá cao, cường độ làm việc quá lớn, nhiều cán bộ phải làm việc hơn 10 tiếng/ngày trong môi trường làm việc nguy hiểm, nguy cơ mắc bệnh cao, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Đối với viên chức ngành giáo dục, phải thay đổi phương thức, cách thức làm việc từ trực tiếp sang trực tuyến dẫn đến áp lực lớn. 

Nhưng sự quan tâm đối với hai lực lượng này chưa nhiều, chưa có chính sách đãi ngộ tương xứng với công sức họ bỏ ra.

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ tại buổi thảo luận tổ ngày 22.10 vừa qua, từ đầu năm 2020 đến nay đã có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chủ yếu là ở hai lực lượng y tế và giáo dục; lực lượng công chức là hơn 4.000 người; viên chức 35.525 người, trong đó có 12.198 viên chức ngành y tế, chiếm 30,81%, ngành giáo dục là 14.427 người, chiếm 41,35%.

kyhopthu4-1666767435971488125617

Nhanh chóng có giải pháp căn cơ trong việc giải bài toán thiết hụt nhân lực y tế, giáo dục

Đối với lực lượng công nhân lao động nhập cư làm việc trong các khu, cụm công nghiệp còn nhiều khó khăn trong việc tìm chỗ ở, chỗ học cho con do nhà ở xã hội chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nhân lao động.

Vấn đề nhà trẻ mẫu giáo, các cơ sở giáo dục phổ thông tại các khu cụm công nghiệp chưa phát triển nhiều, nhất là thiếu điểm giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi.

Sau đợt dịch COVID-19 vừa qua, nhiều gia đình công nhân lao động nhập cư muốn cho con quay trở lại cùng sinh sống để thuận tiện trong việc giáo dục, nuôi dưỡng, gắn kết tình cảm gia đình nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển trường cho con do mỗi địa phương chọn mỗi bộ sách giáo khoa khác nhau nên khi chuyển thì phải mua bộ sách khác và học sinh phải tìm hiểu, quen dần với bộ sách mới.

Thời gian gần đây, nhất là khi có thông tin tăng lương tối thiểu vùng thì giá cả mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh, sách giáo khoa, xăng dầu, viện phí, học phí… tăng liên tục, trong khi tiền lương thực tế của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2019 đến nay không tăng; lương tối thiểu vùng của người lao động tăng không cao, chỉ 6%, thấp hơn nhiều so với chỉ số trượt giá và tốc độ tăng GDP.

"Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng yếu thế, người làm công ăn lương, gây tâm lý lo âu cho các đối tượng này", đại biểu Thái Thu Xương nêu rõ.

Từ ý chí, nguyện vọng của cử tri và cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu Thái Thu Xương kiến nghị, trước hết phải nhanh chóng có giải pháp căn cơ trong việc giải bài toán thiết hụt nhân lực của lĩnh vực y tế và giáo dục để đủ sức phục vụ cho nhân dân.

daibieutphcm-1666834408247999075837

Tăng lương càng sớm càng tốt, nên áp dụng ngay từ ngày 1/1/2023

"Cử tri và cán bộ, công chức, viên chức rất vui mừng khi Chính phủ quyết định trình Quốc hội tăng lương cơ sở.

Tuy nhiên, Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt.

Theo ý kiến của đại đa số cán bộ, công chức, viên chức, đề xuất tăng lương từ ngày 1/1/2023. Vì theo phương án của Chính phủ là từ ngày 1/7/2023, nếu tính khoảng cách giữa hai lần tăng lương là 4 năm.

Đồng thời, kiềm chế lạm phát, kìm giá, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng, lương tăng 1 đồng giá tăng 2 đồng. Nếu như thế thì đời sống người dân nói chung và đối tượng yếu thế càng khó khăn hơn", đại biểu Thái Thu Xương đề nghị.

Cần nâng lương khởi điểm với bác sĩ mới ra trường; nâng mức phụ cấp y tế cơ sở, y tế dự phòng

Đại biểu Thái Thu Xương cũng đề nghị, Chính phủ đưa ra quyết định phù hợp; nghiên cứu, xem xét sửa đổi Nghị định 56 ngày 4/7/2011 của Chính phủ về quy định chế độ phụ cấp, ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập.

Trong đó, nâng mức lương phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40-70% tăng lên tất cả đều hưởng mức 100%.

Xem xét nâng lương khởi điểm đối với đối tượng là bác sĩ mới ra trường nhằm thu hút nguồn nhân lực ngành y tế công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng và y tế cơ sở.

"Bên cạnh đó, phải quyết tâm và thực hiện hiệu quả hơn nữa các chủ trương, chính sách về công tác quy hoạch, đầu tư các thiết chế phục vụ người lao động và con em của họ tại các đô thị, khu công nghiệp tập trung như: nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo, cơ sở giáo dục phổ thông.

Đồng thời, nghiên cứu vấn đề chọn sách giáo khoa sao cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh khi phải chuyển trường do di cư theo cha mẹ trong quá trình mưu sinh", đại biểu Thái Thu Xương đề xuất.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Xây dựng chế tài xử lý dứt điểm trường hợp không đủ điều kiện PCCC
Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy từ khâu quy hoạch, đầu tư xây dựng, thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy và trong suốt quá trình khai thác, sử dụng các dự án, công trình...

Người đàn ông quê Phú Thọ bị nhà xe bỏ rơi ở miền Trung
Sáng 20/9, tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, Công an xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch) và Phòng CSGT vừa phối hợp giúp đỡ một người dân ở tỉnh Phú Thọ trở về nhà an toàn sau khi bị mất hết giấy tờ tùy thân.

Vietnam Airlines tiên phong trong đảm bảo an toàn khai thác bay
Trong suốt hơn 30 năm thành lập và phát triển, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam luôn xác định an toàn là nguyên tắc số một, không thể đánh đổi và là nền tảng cốt lõi trong mọi hoạt động của Hãng.

Tổng kiểm tra chung cư mini toàn quốc
Sau vụ cháy chung cư mini làm 56 người chết tại Hà Nội, tối 13/9, Bộ Công an có điện gửi Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cùng công an các địa phương về việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Làm sao để an toàn PCCC chung cư mini?
Sau sự cố cháy tại chung cư mini tại Hà Nội ngày 13/9, Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn cứu hộ Công an TP HCM đã yêu cầu các chủ nhà trọ cho thuê và quản lý chung cư mini trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Quảng Bình 'chốt lịch' hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính
Năm 2024 các địa phương tại Quảng Bình hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Nông dân Bắc Ninh khơi dậy khát vọng về nông nghiệp văn minh
Ngày 12/9, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2023-2028. Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh - bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết chủ trì buổi họp báo. Tham gia có hàng trăm đại biểu đại diện cho trên 174 nghìn hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh.