Chuyên mục


Lộ trình để Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

29/05/2024 12:57 (GMT +7)

Cuối tháng 5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển của tỉnh Ninh Bình, với mục tiêu đưa Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035.

Theo Thủ tướng, Quy hoạch tỉnh đã mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới, tạo động lực, giá trị mới cho Ninh Bình

Theo Thủ tướng, Quy hoạch tỉnh đã mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới, tạo động lực, giá trị mới cho Ninh Bình

Quy hoạch tỉnh Ninh Bình đã đưa ra định hướng phát triển theo mô hình "xanh", lấy 4 ngành kinh tế làm trụ cột, bao gồm: du lịch, công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế di sản; công nghiệp cơ khí ô tô; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; và nông nghiệp sinh thái, đa giá trị. Sự lựa chọn này được đánh giá là hợp lý và mang tính chiến lược, tạo nền tảng vững chắc để Ninh Bình bứt phá trong tương lai.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ghi nhận và đánh giá cao những lợi thế nổi trội của Ninh Bình. Thứ nhất, tỉnh có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở điểm giao cắt của 3 vùng động lực phát triển là Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thứ hai, Ninh Bình là vùng đất "địa linh nhân kiệt", giàu truyền thống lịch sử - văn hóa với Cố đô Hoa Lư và nhiều di sản độc đáo mang tầm quốc gia và quốc tế như Quần thể danh thắng Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương... Thứ ba, tỉnh sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ô tô và nông nghiệp sinh thái, tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Ninh Bình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Ninh Bình

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà Ninh Bình cần khắc phục như quy mô kinh tế còn nhỏ, tỷ lệ đô thị hóa thấp, việc đẩy mạnh các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn còn chậm...

Để hiện thực hoá khát vọng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Quy hoạch, Thủ tướng nhấn mạnh Ninh Bình cần tập trung vào "1 trọng tâm, 2 quyết tâm, 3 động lực". Trong đó, một trọng tâm là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, coi nguồn lực bên trong là nền tảng, nguồn lực bên ngoài là then chốt, nguồn lực con người là quan trọng nhất. Hai quyết tâm là đầu tư phát triển con người, nâng cao dân trí và phát huy tối đa lợi thế kết nối vùng về hạ tầng, giao thông, chuỗi sản xuất - cung ứng. Ba động lực tăng trưởng gồm có phát triển hạ tầng chiến lược, đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ, nhất là công nghiệp văn hóa, cơ khí ô tô, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ.

Thủ tướng cũng lưu ý Ninh Bình cần mạnh dạn đổi mới tư duy, "giải phóng chính mình" để tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, tạo động lực cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào quá trình khai thác, phát huy giá trị của các di sản văn hóa, lịch sử quý giá của tỉnh như Cố đô Hoa Lư, Vườn quốc gia Cúc Phương, Quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động... Đặc biệt, tỉnh cần khẩn trương triển khai dự án xây dựng thành phố Hoa Lư trở thành thành phố di sản, đồng thời quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất như nghệ thuật hát Xẩm.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh yếu tố then chốt để Ninh Bình cất cánh là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương để sớm hoàn thành tuyến cao tốc ven biển Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình, hình thành hành lang kinh tế động lực và tạo sức bật cho Ninh Bình hội nhập, phát triển.

Thủ tướng tin tưởng với truyền thống lịch sử hào hùng, tinh thần đoàn kết và sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cùng với sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành Trung ương, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, Ninh Bình nhất định sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ để vươn lên mạnh mẽ, trở thành cực tăng trưởng mới của vùng nam đồng bằng sông Hồng, tiến tới hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035 như định hướng của Quy hoạch.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Xe máy phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới
Bắt đầu từ năm 2026, xe mô tô hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải (TCKT) Mức 4 thay vì Mức 3 như hiện tại. Trong khi đó, xe gắn máy hai bánh sẽ phải đáp ứng TCKT Mức 4 từ ngày 1/7/2027, thay vì Mức 2 như hiện nay.

Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.