Chuyên mục


Licogi 166 "khổ" vì công trình giao thông?

02/04/2023 17:43 (GMT +7)

Ngân hàng BIDV là chủ nợ lớn nhất và đang xếp CTCP Licogi 166 nằm trong nhóm nợ xấu. Doanh nghiệp này công bố dừng hoạt động 1 năm vì các dự án đã và đang triển khai đều không mang lại hiệu quả: Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Dự án đê Ánh Dương, Dự án Bắc Giang - Lạng Sơn,...

HĐQT CTCP Licogi 166 (HNX: LCS) vừa thông qua nghị quyết tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày 15/3/2023 - 14/3/2024, với lý do hoạt động kinh doanh của Công ty gặp khó khăn. Licogi 166 tiền thân là Chi nhánh Công ty CP Licogi 16 tại Hà Nội, có vốn điều lệ 76 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực chính là hoạt động thi công xây lắp và hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong đó hoạt động thi công xây lắp là hoạt động chủ lực chiếm hơn 60% tỷ trọng cơ cấu doanh thu. 

licogi-166 (1)

Ngày 14/3, cổ phiếu LCS bị đỉnh chỉ giao dịch do Licogi chậm nộp BCTC riêng và hợp nhất bán niên 2022 được soát xét quá 6 tháng so với quy định. Mặt khác, LCS còn chậm nộp BCTC riêng và hợp nhất, bao gồm BCTC soát xét bán niên và BCTC kiểm toán năm 2021 quá 6 tháng so với thời gian quy định.

Được biết, tạm ngừng kinh doanh là một phần trong kế hoạch kinh doanh năm 2023 của LCS, để tìm ra phương hướng giải quyết khó khăn và củng cố lại cơ cấu tổ chức. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, LCS cho biết Công ty không có nguồn tài chính để hoạt động, người lao động đã nghỉ việc, không thể triển khai được hoạt động kinh doanh.

Do đó, Tổng Giám đốc LCS kiến nghị ĐHĐCĐ cho phép tạm dừng hoạt động công ty, thực hiện việc thanh lý các tài sản, thu hồi công nợ để trả nợ lương, nợ ngân hàng, nợ cá nhân và nợ các nhà cung cấp.

 

LCS đã gặp nhiều khó khăn từ năm 2019, thiếu việc làm, ít dự án được chuyển tiếp từ năm trước, khó khăn về tài chính, nhiều dự án triển khai bị vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng từ phía Chủ đầu tư quá chậm.

\Khó khăn chồng chất khi ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hoạt động kinh doanh của Licogi 166 càng gặp khó khăn dẫn đến việc dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng bị quá hạn và chuyển sang nhóm nợ xấu từ tháng 7/2021.

Khó khăn về tài chính khiến Licogi 166 phải dừng thi công các dự án. Một số dự án đã ký đồng cũng phải dừng hoặc chuyển cho đơn vị khác thực hiện. Toàn bộ nhân viên đã nghỉ việc từ đầu năm 2022.

Năm 2022, Licogi 166 chủ yếu giải quyết các việc tồn đọng, làm việc với ngân hàng, thu hồi công nợ. Công ty ghi nhận doanh thu gần 3,4 tỷ đồng, chỉ thực hiện vỏn vẹn 4% kế hoạch và lỗ trước thuế hơn 98 tỷ đồng, sâu hơn nhiều con số 67 tỷ đồng năm trước.

Với nhiều khó khăn từ những năm trước, Tổng Giám đốc Licogi 166 cho biết đã nỗ lực kêu gọi các cổ đông mới, lên phương án tái cấu trúc Công ty, tìm kiếm các dự án mới, tìm thị trường tiêu thụi và xuất khẩu đá nhưng do khó khăn về tài chính, ngân hàng đã dừng cho vay, dừng bão lãnh.

Do đó, năm 2022, Công ty đã dừng thi công các dự án, một số dự án đã ký đồng cũng phải dừng hoặc chuyển cho đơn vị khác thực hiện. HĐQT đã nghỉ và chưa bầu được HĐQT thay thế. Toàn bộ nhân viên Công ty đã nghỉ việc từ đầu năm 2022.

Theo báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây, năm 2022, Ligico 166 đặt mục tiêu doanh thu đạt 80,5 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện được 3,3 tỷ đồng, đạt 4% kế hoạch đề ra. Điều đáng nói, công ty này không đặt ra chỉ tiêu lợi nhuận. Chính vì thế, lợi nhuận trước thuế năm 2022 của Công ty Licogi 166 âm luỹ kế đến 98,3 tỷ đồng. 

Kết quả kinh doanh bết bát này đến từ các dự án mà doanh nghiệp này đã và đang triển khai đều không mang lại hiệu quả. Đơn cử, dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đã thi công hoàn thành năm 2019, đã hoàn thiện hồ sơ quyết toán với nhà đầu tư và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa được thanh toán với số tiền 11,8 tỷ đồng.

Hay như dự án đê Ánh Dương, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dự án phải chờ điều chỉnh phê duyệt lại thiết kế nên dẫn đến việc thực hiện dự án bị ảnh hưởng. Công ty Licogi 16.6 đứng trước nguy cơ bị ngân hàng BIDV khởi kiện. 

Ngoài ra, dự án Bắc Giang - Lạng Sơn cũng đã được hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến phát sinh thay đổi với nhà đầu tư nhưng đến nay vẫn không được giải quyết thanh toán phát sinh dẫn đến Công ty Licogi 166 bị mất giá trị lớn tại dự án này. 

Tính đến thời điểm công bố báo cáo này, chủ nợ lớn nhất của Licogi16.6 là ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội với dư nợ gốc là gần 81,8 tỷ đồng (trong năm 2022, công ty này đã trả được hơn 2 tỷ nợ gốc) và khoảng 20 tỷ đồng tiền lãi. Hiện, dư nợ này đang ở nhóm xấu, tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, diện tích sàn văn phòng tại tầng 4 toà nhà JSC34 ngõ 164 Khuất Huy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội và nguồn phải thu từ các công trình mà ngân hàng BIDV đã tài trợ cho vay ngắn hạn từ các năm trước. 

Năm 2022, Công ty chủ yếu giải quyết các việc tồn đọng, làm việc với ngân hàng, thu hồi công nợ. Kết quả thực hiện năm 2022 cụ thể đạt doanh thu gần 3.4 tỷ đồng và lỗ trước thuế hơn 98 tỷ đồng, tăng mạnh hơn so với mức lỗ hơn 67 tỷ đồng ở năm 2021.

Tháng 7/2021, Ngân hàng BIDV đã liên tục yêu cầu thanh lý tài sản để trả nợ quá hạn. Hiện, ngân hàng này cũng đã bán đấu giá công khai các tài sản thế chấp này của Công ty Licogi 166. Công ty Licogi 166 cũng đang ghi nhận nợ tại Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thành An với dư nợ tính tính đến thời điểm công bố báo cáo là hơn 1,57 tỷ đồng, nợ lãi hơn 900 triệu đồng (bao gồm cả lãi trong hạn và lãi phạt). 

Tiếp đến là ngân hàng MBBank với nợ quá hạn là 928 triệu đồng. Tháng 11/2021, Công ty Licogi 166 đã tiến hành thanh lý 4 xe ô tô với sso tiền hưn 2 tỷ đồng để tất toán dư nợ và trả nợ gốc cho ngân hàng VietinBank là 1 tỷ đồng. 

Mỹ Diệu
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.