Chuyên mục


Khu thương mại tự do kỳ vọng kết nối Hải Phòng với chuỗi cung ứng toàn cầu

23/02/2024 08:41 (GMT +7)

Thành phố Hải Phòng vừa công bố Quy hoạch chung và đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước.

Là nơi có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thuỷ nội địa. Hải Phòng đã và đang phấn đấu là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á.

Quy hoạch Hải Phòng đã định hướng thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng với diện tích 20.000ha

Quy hoạch Hải Phòng đã định hướng thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng với diện tích 20.000ha

Trong chiến lược mục tiêu phát triển chung giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng đang khẩn trương chuẩn bị xây dựng một khu kinh tế mới phía Nam thành phố. Với quan điểm mở rộng, phân bố không gian phát triển, quy hoạch Hải Phòng đã định hướng thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng với diện tích 20.000ha, để tận dụng lợi thế cảng Nam Đồ Sơn và sân bay quốc tế Tiên Lãng.

Quy hoạch cũng định hướng sẽ thành lập Khu Thương mại tự do trong Khu kinh tế mới để vận dụng những cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay ở trong nước và quốc tế về thương mại tự do, áp dụng tại Hải Phòng. Từ đó, Khu kinh tế ven biển phía Nam (trong đó có Khu Thương mại tự do) được kỳ vọng là đòn bẩy đủ mạnh giúp đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế của vùng đất phía Nam Hải Phòng.

Theo định nghĩa cơ bản, Khu thương mại tự do còn gọi là Khu phi thuế quan, là khu vực trong đó hàng hóa có thể được lưu trữ, trưng bày, lắp ráp, sản xuất, xử lý… theo các quy định cụ thể với sự can thiệp hạn chế của cơ quan Hải quan.

Khu thương mại tự do là bước tiến phù hợp với thực tế mạnh mẽ tiếp theo trong nền kinh tế đang ngày càng phát triển của Việt Nam.

Khu thương mại tự do là bước tiến phù hợp với thực tế mạnh mẽ tiếp theo trong nền kinh tế đang ngày càng phát triển của Việt Nam.

Khu thương mại tự do (Free Trade Zones - FTZs) là một loại hình khu kinh tế, có không gian địa lý - kinh tế được Nhà nước xác định, có lợi thế nhất định về vị trí địa lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, được Nhà nước cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế, đảm bảo miễn trừ thuế quan, hạn ngạch, và ưu đãi trong phần lớn trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ, nhằm mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Khu thương mại tự do là nơi được ưu tiên về chính sách thuế, môi trường đầu tư cũng như thu hút kỹ thuật, chính sách quản lý hiện đại.Đây là một khái niệm mới chưa được đề cập trong hệ thống pháp luật nước ta và không nằm trong quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Các hoạt động chính trong khu thương mại tự do gồm: Tập trung sản xuất thiết bị kỹ thuật cao các ngành: y tế, xây dựng, vật liệu mới, sản phẩm bán dẫn – chip, bo mạch, năng lượng tái tạo, dịch vụ; chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế đường hàng không; trung chuyển quá cảnh hàng hóa quốc tế đường biển…

Đối với chính sách về thuế trong khu thương mại tự do: Thuế xuất nhập khẩu là không bắt buộc đối với hàng hóa nước ngoài trừ khi và cho đến khi được nhập vào lãnh thổ để tiêu dùng trong nước. Tại thời điểm đó, nhà nhập khẩu nói chung có quyền chọn trả thuế ở mức nguyên liệu nước ngoài ban đầu hoặc sản phẩm hoàn chỉnh. Trong khu thương mại tự do, hàng hóa không phải chịu thuế xuất nhập khẩu. Hàng hóa chỉ phải chịu thuế khi được chuyển sang khu vực hàng hóa tiêu dùng trong nước. Miễn thuế xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi khu thương mại tự do. Đảm bảo cải thiện tuân thủ, theo dõi hàng tồn kho và kiểm soát chất lượng theo quy trình chặt chẽ. Hàng hóa có thể được lưu trữ trong FTZs vô thời hạn, dù là có phải chịu thuế hay không phải chịu thuế.

Khu thương mại tự do là bước tiến phù hợp với thực tế mạnh mẽ tiếp theo trong nền kinh tế đang ngày càng phát triển của Việt Nam. Tăng sức hút  đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia lãnh đạo và đi đầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Khu thương mại tự do là một sự hợp tác giữa Chính phủ với khu vực tư nhân, sự hợp tác đó là một điều rất quan trọng giúp thúc đẩy sự hiệu quả của đầu tư nước ngoài và trong nước đến với thành phố Hải Phòng và khu thương mại tự do.

Hiện tại, các khu thương mại tự do, khu phi thuế quan là một trong những mô hình phát triển, thu hút đầu tư có sức hấp dẫn hàng đầu được áp dụng và triển khai hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mô hình này đặc biệt phù hợp với các địa phương, vùng lãnh thổ có tiềm lực, lợi thế phát triển, vị trí địa kinh tế thuận lợi vượt trội gắn với cảng biển, sân bay quốc tế, là đầu mối giao thương, hợp tác hội nhập, đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt phát triển kinh tế vùng, quốc gia và quốc tế như Hải Phòng.

Hải Phòng đã và đang là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển

Hải Phòng đã và đang là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển

Trong buổi hội thảo vừa diễn ra đầu tháng 12/2023 về Khu Thương mại tự do và khu phi thuế quan Thành phố Hải Phòng; khẳng định tầm quan trọng của cơ quan Hải Quan trong chiến lược phát triển, xây dựng khu thương mại tự do, Cục trưởng Cục Hải Quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh: “Những thành tựu trong đổi mới chế độ kiểm tra, giám sát Hải quan của Ngành Hải quan nói chung, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng nói riêng trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, áp dụng thủ tục hải quan điện tử từ rất sớm.

Đến nay trước yêu cầu về xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, ngành Hải quan nói riêng tiếp tục triển khai xây dụng Hải quan số, Hải quan thông minh, đây là mô hình có mức độ tự động hóa rất cao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng dự báo, thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế và yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan, yêu cầu chia sẻ, kết nối với các Bộ, ngành, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Ngành Hải quan cũng đã nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý đối với từng loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp FDI, DNCX, doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ...) đảm bảo minh bạch, hiệu quả trong quản lý. Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã và sẽ tiếp tục chủ động nghiên cứu các mô hình về Khu thương mại tự do, áp dụng công nghệ số, dữ liệu số, đổi mới căn bản quản lý với các mô hình doanh nghiệp nhất là trong Khu Thương mại tự do để chủ động, sẵn sàng đáp ứng công tác quản lý nhà nước về Hải quan cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.”

Hiện nay trên thế giới có khoảng 150 quốc gia đang vận hành các khu thương mại tự do với hơn 4.500 Khu thương mại tự do và khu phụ, tại Châu Á có khoảng 450 khu thương mại tự do. Việc thành lập khu thương mại tự do sẽ góp phần gia tăng đầu tư nước ngoài từ ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…vào Hải Phòng, kết nối nền kinh tế của thành phố với chuỗi cung ứng toàn cầu; đóng góp vào phát triển kinh tế, nền công nghiệp, nông nghiệp chuyên sâu; gia tăng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp của Hải Phòng, tạo cơ hội việc làm chất lượng cao…

Vân Lam – Tâm Vũ
Hạ tầng giao thông, hạ tầng điện có bước đột phá mới
Kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng điện có bước đột phá mới.

Hàng không vẫn trễ giờ
Số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy trong 9 tháng năm 2024, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ của các hãng hàng không Việt chỉ đạt 74,2%, thấp hơn so với những năm trước.

Thấy gì khi Công ty Thịnh Phát không đủ năng lực gói thầu 128 tỷ đồng ở Hạ Long?
Ban QLDA Đầu tư xây dựng TP.Hạ Long (Quảng Ninh) vừa huỷ thầu Gói thầu số 12: Xây lắp các hạng mục công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, điện thuộc dự án Tuyến đường An Tiêm qua khu công nghiệp Việt Hưng do các nhà thầu không đủ năng lực. Có nhiều góc nhìn tích cực ở quyết đinh trên.

Trường hợp nào được miễn phí cao tốc?
Nghị định số 130/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ 10 đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc khi lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.

Độc lạ cầu Cẩm Lý ở Bắc Giang sắp được tu sửa
Cầu Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cây cầu duy nhất trên cả nước hiện vẫn còn dùng cho cả tàu hỏa và ô tô đi trên cùng một mặt cầu, sắp được tu sửa.

Bắc Giang lỡ hẹn thông xe cầu Đồng Việt
Tỉnh Bắc Giang đã hẹn sẽ thông xe cầu Đồng Việt vào đầu tháng 9/2024. Tuy nhiên, vì công tác GPMB bị vướng mắc, tỉnh Bắc Giang đã không thể khánh thành công trình sớm hơn như kỳ vọng.

Bắt Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM
Cơ quan Công an đã bắt tạm giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM (Ban Hạ tầng đô thị) và Lê Thanh Tùng, Trưởng Ban điều hành dự án 4 thuộc Ban Hạ tầng đô thị về tội “Nhận hối lộ”