Chuyên mục


Không “bó cứng” quy hoạch chi tiết bến, cảng biển

06/09/2024 14:07 (GMT +7)

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 406/TB-VPCP ngày 5/9/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bến cảng, khu bến cảng mới được bổ sung phải được xem xét trên quan điểm mục tiêu, tầm nhìn, hiệu quả tổng thể để 'cùng thắng'; đánh giá mối quan hệ, tác động các bến cảng mới có làm thay đổi, ảnh hưởng các dự án lớn, chiến lược.

Bến cảng, khu bến cảng mới được bổ sung phải được xem xét trên quan điểm mục tiêu, tầm nhìn, hiệu quả tổng thể để "cùng thắng"; đánh giá mối quan hệ, tác động các bến cảng mới có làm thay đổi, ảnh hưởng các dự án lớn, chiến lược.

Thông báo nêu rõ, Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển là quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành theo Luật Quy hoạch, cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030.

Để bảo đảm chất lượng và có đầy đủ cơ sở xem xét phê duyệt, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ rà soát kỹ quy trình, thủ tục, thẩm quyền (quá trình lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển) bảo đảm phù hợp với pháp luật về quy hoạch, hàng hải, giao thông và các quy định của pháp luật có liên quan.

Bộ Giao thông vận tải, cơ quan lập quy hoạch và các đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của thông tin, số liệu Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển; chịu trách nhiệm về kết quả dự báo và tính thống nhất giữa Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển với các quy hoạch có liên quan (Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh…), tuân thủ nguyên tắc quy hoạch cấp thấp phải tuân thủ quy hoạch cấp cao hơn.

Các bến cảng, khu bến cảng mới được bổ sung phải được xem xét, đánh giá để "cùng thắng"Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu nội dung Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phải bảo đảm nguyên tắc và quan điểm quy hoạch đồng bộ, thống nhất dựa trên các tiêu chí khoa học, xem xét quy hoạch "động" và "mở" hợp lý, lường trước phương án xử lý các vấn đề quy hoạch khi xuất hiện các yếu tố mới. Bộ Giao thông vận tải, cơ quan lập quy hoạch thường xuyên theo dõi, đánh giá, khi xuất hiện các điều kiện thay đổi bất ngờ, không dự báo được, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

Các bến cảng, khu bến cảng mới được bổ sung phải được xem xét, đánh giá trên quan điểm mục tiêu, tầm nhìn, hiệu quả tổng thể để "cùng thắng"; đánh giá mối quan hệ, tác động các bến cảng mới có làm thay đổi, ảnh hưởng các dự án lớn, chiến lược. Trong đó, nhóm cảng số 4 liên quan đến các bến cảng Cái Mép hạ, bến cảng Cái Mép thượng thuộc khu Cái Mép - Thị Vải và bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ phải được nghiên cứu, đánh giá xem xét, tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các vấn đề liên quan.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, mặc dù là quy hoạch chi tiết nhưng không quy hoạch "bó cứng", cần phải bảo đảm tính tổng thể, tầm nhìn làm tiền đề, cơ sở cụ thể hóa trong Quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển; tư duy quy hoạch phải tạo được các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (bến cảng) tốt để kêu gọi các nhà đầu tư (hãng tàu, doanh nghiệp) có tiềm lực.

Cần nghiên cứu một số cơ chế, chính sách trong việc phát triển hạ tầng cảng, tổ chức thực hiện quy hoạch hiệu quả, trong đó nghiên cứu xem xét nhà nước đầu tư một số bến cảng chính, quan trọng cần thiết phải nắm giữ, quản lý; phân định rõ trách nhiệm của nhà nước và trách nhiệm của nhà đầu tư trong đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển và hạ tầng phục vụ khai thác cảng biển.

Lê Trần
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
Trong thông điệp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai là cơ hội để Liên Hợp Quốc và chủ nghĩa đa phương khẳng định những giá trị không thể thay thế trước những thách thức to lớn của thời đại.

Việt Nam - Trung Quốc phối hợp thông tin cụ thể thời gian và lưu lượng xả lũ
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc làm việc với đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị có những biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu nguy cơ lũ lụt gây ngập úng tại lưu vực sông Hồng.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương cung cấp lương thực cho người dân vùng bão lũ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 9/9/2024 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết
Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Những ngày qua, bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía bắc nước ta. Trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu
Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu
Sáng 9/9, ngay sau khi nhận được tin báo về vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.