Chuyên mục


Khởi tố dàn lãnh đạo Công ty Tây Hồ

14/02/2022 21:34 (GMT +7)

Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố "bộ sậu" lãnh đạo cũ của Công ty Tây Hồ do liên quan tới thất thoát vốn nhà nước. Và rất có thể vụ việc sẽ không dừng lại ở đó?

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định khởi tố 4 đối tượng nguyên là lãnh đạo Công ty Tây Hồ, Hà Nội vì có hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở, chỗ làm việc đối với 4 nguyên lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ: 

Tân Tú Hải, 61 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội – Thành viên Hồi đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc; Đặng Quang Tuấn, 51 tuổi, ở quận Cầu Giấy, TP Hà Nội – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị; Phan Việt Anh, 46 tuổi, ở quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội – nguyên Phó Tổng Giám đốc; Chu Thị Ngọc Ngà, 60 tuổi, ở quận Tây Hồ, TP Hà Nội – Trưởng Ban kiểm soát.

Toàn bộ dàn lãnh đạo công ty Tây hồ bị bắt. Ảnh CAND

Toàn bộ dàn lãnh đạo công ty Tây hồ bị bắt. Ảnh CAND

Trước đó, ngày 11/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với các bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ, địa chỉ tại số 2, ngõ 9, phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tất cả các quyết định trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh phê chuẩn.

Cuối năm 2021, Công ty Tây Hồ đã vướng nhiều lùm xùm tại Dự án Khu đô thị mới Quế Võ I. Dưới hình thức Hợp đồng hợp tác đầu tư, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà Tây Hồ đã tự ý chuyển nhượng dự án Khu đô thị mới Quế Võ I cho Công ty đầu tư và phát triển Thăng Long Land mà không cần "sự cho phép" của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (Hancorp) Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.

Công ty Tây Hồ tự ý thống nhất với Thăng Long Land về giá trị đã đầu tư của Công ty Tây Hồ tại dự án 90 tỷ đồng được cho là không có căn cứ, không theo quy luật thị trường và các quy định của Nhà nước về xác định giá trị đầu tư, không có đơn vị tư vấn xác định giá trị, đơn vị thẩm định giá, đơn vị kiểm toán. Khi đó, cổ đông Công ty Tây Hồ đã cho rằng hành vi này gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước và cổ đông công ty.

QV1-1634629649347

Theo giới thiệu website, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nhà và Xây dựng Tây Hồ là một doanh nghiệp có truyền thống hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình dân dụng & công nghiệp, hạ tầng giao thông, thi công lắp đặt hệ thống cơ-điện, tư vấn thiết kế ... Nhiều công trình do công ty thi công đã được Bộ Xây dựng tặng "Bằng chứng nhận Huy chương vàng chất lượng cao công trình sản phẩm xây dựng Việt Nam" cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

 "Với hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã và đang phát triển sản xuất kinh doanh với đội ngũ Cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững và lực lượng công nhân lành nghề với hệ thống máy móc thiết bị thi công được đầu tư đồng bộ cùng với hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2015 đã giúp cho Công ty tạo ra những sản phẩm luôn mới, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của thị trường".

Công ty mẹ của Công ty Tây Hồ là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (mã HAN) được thành lập từ năm 1982, trên cơ sở hợp nhất 5 đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. Trong suốt quá trình phát triển, Tổng Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2014. HAN hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, thi công xây lắp và đầu tư bất động sản. HAN được giao dịch trên thị trường UPCOM từ tháng 10/2016.

Công ty mẹ của Công ty Tây Hồ là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (mã HAN) được thành lập từ năm 1982, trên cơ sở hợp nhất 5 đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. Trong suốt quá trình phát triển, Tổng Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2014. HAN hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, thi công xây lắp và đầu tư bất động sản. HAN được giao dịch trên thị trường UPCOM từ tháng 10/2016.

Năm 2013, từng là "con cưng" của Bộ Xây dựng, Công ty Tây Hồ được giao một số gói thầu như hoàn thiện khu nhà ký túc xá của công nhân làm việc tại Cty TNHH Samsung Electronics Viêt Nam tại KCN Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, gói thầu thi công nhà ở cao tầng công nhân tại KCN Yên Bình tỉnh Thái Nguyên và một số gói thầu khác.

Năm 2020, Kiểm toán tại Hancorp - Công ty mẹ của Công ty Tây Hồ nói trên, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra loạt tồn tại đất đai, quản lý tài chính, chi phí đầu tư dự án thời gian qua, và yêu cầu phải nộp bổ sung vào ngân sách hàng trăm tỷ đồng.

Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2019 của Hancorp cho thấy dù được Nhà nước giao quản lý, sử dụng quỹ đất hàng trăm hecta đất nhưng tổng công ty này đang nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng chục năm.

Riêng tại Dự án khu đô thị mới Quế Võ, Bắc Ninh, Công ty Tây Hồ (công ty con Hancorp) thời điểm đó cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tiền sử dụng đất đối với 9,9ha đất trong nhiều năm. 

Theo kết luận của KTNN, doanh thu năm 2019 của Hancorp đạt khoảng 2.472 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 131,1 tỷ đồng. Lợi nhuận kinh doanh của Hancorp thu được theo kết luận kiểm toán là nhờ hoạt động kinh doanh bất động sản có lãi hơn 132 tỷ đồng.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh chính là xây lắp và các hoạt động kinh doanh khác mang lại doanh thu lớn nhưng lại lỗ khoảng 34,5 tỷ đồng trong năm 2019.

Nguyên nhân do nhiều dự án chậm tiến độ, kéo dài; 3/6 đơn vị thành viên Hancorp kinh doanh thua lỗ trong năm 2019, gồm Công ty Tây Hồ, Hancorp 1, TB&VLXD Hancorp.

Nhìn lại cả chặng đường, một chuyên án lớn đôi khi xuất phát từ một vụ án nhỏ, giống như đốm lửa ở Công ty Tây Hồ. Và mất vốn Nhà nước có trách nhiệm ko nhỏ của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội đi xuyên qua nhiều nhiệm kỳ.

Minh Anh
Tập đoàn Dabaco bị tố thu phí nhà ở xã hội bất thường
Tại Bắc Ninh, cư dân sinh sống ở Khu nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm mới đây liên tục căng băng rôn khẩu hiệu trên đường trước trụ sở chủ đầu tư CTCP Tập đoàn Dabaco đề nghị cấp lại nước, đối thoại về mức phí dịch vụ 8.500 đồng/m2...

Bài 2: 'Xe đạp điện trá hình' và hiểm hoạ tai nạn giao thông ở học sinh
Tai nạn giao thông gia tăng liên quan đến học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện thời gian gần đây đã ít nhiều tạo cái nhìn không tốt trong dư luận. Tuy nhiên, thực trạng này lại mâu thuẫn với những giá trị tiện ích đem lại cho người tiêu dùng và xã hội mà nhiều nhà sản xuất xe mong muốn.

Bài 1: Xe đạp điện 'trá hình trước mặt' cơ quan chức năng!
Xe đạp điện là một trong những mặt hàng đang bị bát nháo nhiều nhất về chất lượng và nguồn gốc. Đáng ngại lên mức cảnh báo đỏ bởi những chiếc xe "râu ông nọ cắm cằm bà kia", hàng nhái hoặc là có tên lạ hoắc lạ hơ... đang được học sinh, con em điều khiển với tốc độ xe máy đến trường.

Tập đoàn Anh Vinh đẩy BIDV vào vụ kiện thế nào?
BIDV phát hành thư bảo lãnh khoản tạm ứng cho CTCP Tập đoàn Thành Vinh tại 2 dự án thầu giao thông và đảm bảo hoàn trả vô điều kiện cho chủ đầu tư Ban Giao thông TPHCM. Nhưng các cam kết đang bị phá vỡ.

Thông báo về 02 tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ”
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo 02 tổ chức dưới đây đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố.

CSGT kịp thời đưa bệnh nhân tai biến đi cấp cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên quốc lộ 91, CSGT tỉnh An Giang đã nhanh chóng dùng xe đặc chủng, kịp thời đưa người phụ nữ có biểu hiện tai biến đi cấp cứu.

Tài xế xe khách chạy quá tốc độ, nhiều lần tông vào xe CSGT
CSGT phát hiện Nguyễn Văn Giang điều khiển xe khách chạy quá tốc độ nên ra hiệu lệnh dừng xe, tuy nhiên Giang không chấp hành mà bỏ chạy, tông nhiều lần vào đuôi xe chuyên dụng.