Chuyên mục


Khối ngoại quay lại sàn

27/03/2022 13:48 (GMT +7)

Khối ngoại mua ròng 2.498 tỷ đồng trên sàn HoSE trong tuần giao dịch từ 21-25/3. Dòng tiền từ khối này đang mạnh mẽ trở lại khi Vn-Index về lại ngưỡng 1.500 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 25/3, VN-Index đứng ở mức 1.498,5 điểm, tương ứng tăng 29,4 điểm (2%) so với tuần trước. HNX-Index tăng 10,54 điểm (2,34%) lên 461,75 điểm. UPCoM-Index tăng 0,96 điểm (0,83%) lên 117 điểm. 

Trong tuần từ 21-25/3, khối ngoại thực hiện mua vào 202 triệu cổ phiếu, trị giá 10.459 tỷ đồng, trong khi bán ra 159 triệu cổ phiếu, trị giá 7.988 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 42,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 2.471 tỷ đồng. Trước đó, dòng vốn này bán ròng trong 4 tuần liên tiếp.

Khối ngoại mua ròng đột biến mã DGC với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng tại sàn HoSE

Khối ngoại mua ròng đột biến mã DGC với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng tại sàn HoSE

Tại sàn HoSE, khối ngoại chấm dứt chuỗi 4 tuần bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 2.498 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là gần 43 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng đột biến mã DGC với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Tiếp đó, STB với 319 tỷ đồng, GEX và MSN đều được mua ròng trên 200 tỷ đồng. Còn VNM bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 274 tỷ đồng. NVL và VND bị bán ròng lần lượt 224 tỷ đồng và 145 tỷ đồng.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE trong tuần qua là UDC của XD & PT Đô thị Tỉnh BR - VT (HoSE: UDC) với 32%. Cổ phiếu UDC tăng giá dù không có thông tin hỗ trợ. Bên cạnh đó, thanh khoản của cổ phiếu này cũng tăng vọt với tổng khối lượng khớp lệnh bình quân đạt 430.560 đơn vị/phiên, gấp 6,8 lần tuần trước đó.

Đứng đầu mức giảm giá ở sàn HoSE là DQC của Bóng đèn Điện Quang (HoSE: DQC) với gần 15%. Trong tuần, DQC đã có đến 3 phiên giảm sàn liên tiếp, trong khi chỉ hồi phục trở lại ở phiên cuối tuần. Thanh khoản của DQC cũng tăng khá tốt với tổng khối lượng khớp lệnh bình quân đạt 623.100 đơn vị/phiên, tăng 31% so với tuần trước đó. Đứng thứ hai trong danh sách giảm giá sàn này là PIT của XNK Petrolimex (HoSE: PIT) với 9,7%.

Ở sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại 34,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 920.522 cổ phiếu. HUT đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 15 tỷ đồng. IDC và PVC đều được mua ròng trên 3 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, PVS bị bán ròng mạnh nhất với 16,4 tỷ đồng. PLC đứng sau với giá trị bán ròng là 13 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, cổ phiếu KDM của TCT Khu dân mới (HNX: KDM) tăng mạnh nhất sàn HNX với gần 60% chỉ sau một tuần giao dịch. Tính xa hơn, KDM tăng trần 8 phiên liên tiếp từ mức chỉ 9.100 đồng/cp lên 19.300 đồng/cp. Thanh khoản của KDC trong tuần vừa qua cũng tăng 50% so với tuần trước.

Cổ phiếu HEV của Sách Đại học - Dạy nghề (HNX: HEV) và VTC của Viễn thông VTC (HNX: VTC) cũng đều có mức tăng giá trên 50%. Bên cạnh KDM, các cổ phiếu xây dựng như VC9 của Xây dựng số 9 (HNX: VC9), PEN của Xây lắp III Petrolimex (HNX: PEN) hay VE3 của Xây dựng điện VNECO 3 (HNX: VE3) cũng đều tăng giá tốt.

ECI của Bản đồ và tranh ảnh GD (HNX: ECI) giảm mạnh nhất sàn HNX với gần 27%. Tuy nhiên, ECI nằm trong diện thanh khoản rất thấp với tổng khối lượng khớp lệnh bình quân chỉ 182 đơn vị/phiên. Tương tự, cổ phiếu LBE của Sách & TBTH Long An (HNX: LBE) cũng giảm mạnh với 18,4% với thanh khoản rất thấp.

Tại UPCoM, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 8 liên tiếp nhưng giá trị giảm 73% so với tuần trước đó và đạt 8,4 tỷ đồng. Tính chung cả 8 tuần giao dịch vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này mua ròng tổng cộng 430 tỷ đồng. QNS được mua ròng mạnh nhất với 11,3 tỷ đồng. Đứng thứ 2, GHC với giá trị mua ròng là 5,4 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VTP bị bán ròng mạnh nhất với 8,9 tỷ đồng. ABI và HPP bị bán ròng lần lượt 7,6 tỷ đồng và 6,1 tỷ đồng.

Tại sàn UPCoM, đa số các cổ phiếu tăng giá mạnh đều thuộc nhóm thanh khoản thấp, trong đó, E12 của XD Điện VNECO 12 (UPCoM: E12) tăng mạnh nhất sàn này với 107%. DXL của Du lịch & XNK Lạng Sơn (UPCoM: DXL) và YBC của Xi măng & KS Yên Bái (UPCoM: YBC) tăng lần lượt 96% và 71%.

Cổ phiếu XMD của Xuân Mai - Đạo Tú giảm mạnh nhất thị trường chứng khoán trong tuần từ 21-25/3 với 55,4%. Trong tuần, XMD có trọn vẹn cả 5 phiên giảm sàn. Theo tài liệu họp Đại hội cổ đông mới công bố, Xuân Mai - Đạo Tú dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu đạt 130 tỷ đồng, tăng 35% so với mức thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt hơn 2,7 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ gần 6 tỷ đồng năm trước. Hầu hết các cổ phiếu giảm giá mạnh sàn UPCoM đều có thanh khoản rất thấp.

Kim Khánh
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.