Chuyên mục


Hải Phòng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024: Bừng sáng miền di sản

12/05/2024 10:35 (GMT +7)

Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024 được dàn dựng hết sức công phu, hoành tráng, tái hiện sinh động, rõ nét những giá trị vô giá về đất và người Hải Phòng.

Tối 11/5, tại quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính thuộc Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”. Sự kiện là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động gắn với kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2024) và đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà của UNESCO. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; đại diện các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh, thành phố bạn; các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn; các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư tại thành phố…

Đây là lễ hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Hải Phòng với sự tham dự của lãnh đạo thành phố và hàng chục ngàn người dân đất Cảng, du khách trong và ngoài nước.

Hải Phòng - Thành phố “đi trước về sau”

Hải Phòng, thành phố Hoa Phượng Đỏ - “Hải tần phòng thủ” xưa, có một vị trí quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam, là hải cảng lớn nhất ở phía bắc Đông Dương, địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ với các tỉnh và được coi như là cửa ngõ của khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Vào đêm 19/12/1946 tại Hà Nội, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, nhưng tiếng súng chống Pháp của nhân dân Hải Phòng đã thực sự bắt đầu từ ngày 20/11/1946. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng - Kiến An đã tiến hành thành công cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện ngay trong vùng địch tạm chiếm, lập nhiều chiến công xuất sắc, làm nên truyền thống “đường 5 anh dũng”, “đường 10 Quật khởi”, Sở Dầu, Cát Bi rực lửa; “chia lửa” với chiến trường Điện Biên Phủ bằng trận đột kích vào sân bay Cát Bi 07/3/1954, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

hpd a2

Tuy nhiên, khác với các địa phương, ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng lại bước tiếp vào cuộc chiến đấu mới - đó là thời kỳ “300 ngày giải phóng quê hương”.

Trong thời gian này, cuộc đấu tranh với địch trên các mặt trận kinh tế, chính trị diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Hải Phòng đã đập tan ý đồ phá hoại thành phố Cảng, phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của thực dân Pháp và bọn tay sai, bảo vệ vững chắc thành phố.

Ngày 13/5/1955, bộ đội ta rầm rập tiến vào tiếp quản thành phố. Cả rừng cờ đỏ sao vàng chiến thắng kiêu hãnh tung bay trên bầu trời Hải Phòng, báo hiệu một trang sử mới bắt đầu. Thời điểm những người lính viễn chinh Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (thuộc quận Đồ Sơn ngày nay) rút khỏi Hải Phòng13/5/1955 cũng là ngày Hải Phòng được hoàn toàn giải phóng - mốc son đánh dấu miền Bắc nước ta sạch bóng quân thù. Hải Phòng “đi trước về sau” là thế.

Ôn lại những trang sử hào hùng của thành phố Cảng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng khẳng định, Hải Phòng luôn tự hào về truyền thống “trung dũng - quyết thắng”, được biết đến từ thời Nữ tướng Lê Chân khai hoang - lập trang An Biên, dòng sông Bạch Đằng lịch sử ghi đậm những chiến công hiển hách của ông cha. 

Tiếp tục là địa phương “đi trước về sau”, vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc trong những năm kháng chiến cứu nước, Hải Phòng là nơi có nhiều đột phá, trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, đã gợi mở và góp phần với Trung ương để ban hành Chỉ thị 100 và Nghị quyết 10 về “khoán trong nông nghiệp”.Trong nhiều năm gần đây, kinh tế xã hội của thành phố luôn phát triển mạnh mẽ và đột phá, bình quân 9 năm liền GRDP đạt 12,7 %/năm.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh, lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 mang một dấu ấn đặc biệt, bởi tại sự kiện, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh cùng nhau đón nhận Quyết định của UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, là di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam.

Hải Phòng long trọng đón nhận bằng công nhận của UNESCO, vinh danh Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới. Ảnh: Huyền Đinh

Hải Phòng long trọng đón nhận bằng công nhận của UNESCO, vinh danh Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới. Ảnh: Huyền Đinh

Trước đó, từ năm 1992, tỉnh Quảng Ninh đã lập hồ sơ trình và được UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994; lần thứ hai Vịnh Hạ Long tiếp tục được ghi danh vào năm 2000.Để nâng tầm giá trị Vịnh Hạ Long, từ năm 2011 Quảng Ninh và Hải Phòng đã thống nhất và song hành lập hồ sơ trình UNESCO để Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bàvà được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào ngày 16/9/2023.

Mãn nhãn chương trình nghệ thuật đêm hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024

Chương trình nghệ thuật Đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm nay được tổ chức tại địa điểm mới, quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng với mặt bằng có sức chứa lên đến 18.000 người. Các khu vực phụ trợ được bố trí riêng biệt, bảo đảm an toàn như: khu vực tác nghiệp báo chí, truyền hình, khu vực kỹ thuật... có giao thông thuận lợi, thông thoáng, cảnh quan đẹp. 

Hàng chục ngàn khán giả theo dõi tại sự kiện và hàng triệu khán giả xem truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) cực kỳ mãn nhãn với chương trình nghệ thuật quy mô chưa từng có. Theo đó, chương trình được dàn dựng với chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện các giá trị, nét đặc trưng tiêu biểu nhất về huyền thoại, lịch sử, di sản văn hoá, hình ảnh, con người Hải Phòng bằng thực cảnh, kết hợp cùng công nghệ AR (Augmented Reality - thực tế ảo). Trong đó, có sự hội tụ của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam như Dàn nhạc dân tộc Việt Nam, Dàn kèn đồng Trung ương, NSND Khánh Hòa, các ca sỹ: NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam… cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên tham gia trình diễn.

Tổng thể sân khấu lấy cảm hứng từ hình tượng bông hoa Phượng bừng nở, tạo cảm quan thưởng ngoạn ở nhiều góc độ khác nhau về thành phố Hải Phòng vươn lên mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, nêu bật dấu ấn trọng đại, thành tựu quan trọng trong hành trình xây dựng, phát triển thành phố. Điểm đặc biệt của sân khấu là dùngồi ở bất cứ vị trí nào, khán giả cũng có thể hình dung được hình tượng xuyên suốt mà chương trình muốn khắc họa. Các cánh phượng được uốn tạo hình vươn lên, khớp với các tòa nhà công trình hiện đại của Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố Hải Phòng…, tất cả tạo ra sự hoà hợp tương hỗ cùng những biến chuyển ấn tượng với nhiều lớp diễn từ cao xuống thấp cho cảm giác xa gần, đồng thời biểu thị việc kết nối trục thời gian: Quá khứ, hiện tại, tương lai của miền đất nơi cửa biển. 

hpd a3

Chương trình nghệ thuật có thời lượng 80 phút, gồm 3 chương. Chương 1 với tên gọi “Khúc nguyệt cầm của biển”. Thông qua phóng sự “Di chỉ Cái Bèo - nơi khởi nguồn của văn hóa biển Việt Nam”, hoạt cảnh “Hải Phòng tiếng vọng ngàn xưa”, cùng ca khúc “Hải Phòng trong tim”, “Đêm trăng Cát Bà” chương trình tái hiện về một vùng đất còn lưu giữ những di sản văn hóa giàu bản sắc của văn minh sông Hồng, những chiến thắng oanh liệt, khí phách oai hùng của những bậc vĩ nhân và biết bao những di sản quý giá mà Nhân dân Hải Phòng đã gìn giữ suốt ngàn đời nay.

Với tên gọi: “Hải Phòng – Rạng rỡ tháng Năm”, Chương 2 lấy hình tượng chủ đạo trong dàn dựng sân khấu là ngọn hải đăng với nhiều ý nghĩa về lịch sử và thời đại, khán giả cả nước được thưởng thức các ca khúc trữ tình “Bến xuân”, “Thành phố Hoa Phượng Đỏ”, “Thanh âm Hải Phòng” và tiết mục nghệ thuật hiện đại “Dấu ấn thành phố Cảng”.

Chương III mang tên “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” với các ca khúc “Khát khao phi thường”, “Biển hát chiều nay”, “Bật tình yêu lên”, “Bừng sáng miền di sản” thể hiện khát vọng mãnh liệt của thành phố trước bình minh, mang vận hội, thời cơ mới mở ra một cánh cửa bước vào tương lai đầy hứa hẹn cho thành phố Cảng. 

Những tiết mục văn nghệ khi thì sâu lắng, thiết tha, lúc lại sôi động, lôi cuốn khiến cho hàng chục ngàn khán giả phía dưới sân khấu không thể ngồi yên, họ cùngnhau bật đèn flash trên điện thoại, đung đưa cánh tay theo mỗi giai điệu của bài hát, tạo lên một khung cảnhđêm hội lung linh tuyệt đẹp.

Xuyên suốt chương trình nghệ thuật đêm hội là những màn pháo hoa tầm thấp đẹp mắt. Kết thúc chương trình, là màn bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp kéo dài 15 phút, mở ra một mùa lễ hội Hoa Phượng Đỏ đa sắc màu và dư âm.

Cùng với Chương trình nghệ thuật diễn ra tối 11/5, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao bên lề đều bám sát chủ đề Lễ hội, tạo không gian văn hoá sắc màu vui tươi, thể hiện lời mời gọi, chào đón “Về với miền di sản” tới bạn bè, du khách trong nước và quốc tế. Tất cả làm bừng sáng lên một miền di sản có tên gọi Hải Phòng.

Đinh Huyền - Tâm Vũ
Đặc sắc “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh”
Triển lãm chuyên đề “Sắc màu Di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh” là dịp để 2 địa phương cùng giới thiệu những đặc trưng di sản văn hóa biển, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, sản phẩm du lịch độc đáo tới du khách tham quan trong và ngoài nước.

'Trend mới' của Phú Quốc
Sun Group vừa ra mắt nhà hàng bia Sun Bavaria Bistro tại bãi biển trung tâm thị trấn, mang đến một không gian lễ hội Oktoberfest 365 ngày trong năm, với hương vị bia thủ công chuẩn Đức cùng hàng loạt show diễn sôi động giữa lòng Phú Quốc.

Điều chỉnh quy định kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân tại cửa khẩu
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BCA ngày 07/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 74/2020/TT-BCA ngày 1/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.

Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global Gate
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) hoàn thành vào tháng 7/2025 sẽ là biểu tượng mới của Thủ đô, tạo thêm động lực tăng trưởng, đồng thời là lực đẩy kích hoạt làn sóng nhà đầu tư đổ về Vinhomes Global Gate khai thác “mỏ vàng” từ nền kinh tế Expo.

50 sắc thái hoa sen đá trong lễ hội độc đáo tại Fansipan
Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.

Đắm chìm vào mùa hồng chín trĩu quả Mộc Châu
Cuối thu đầu đông là thời điểm thích hợp để du khách ghé thăm Mộc Châu, nơi của những loài hoa đua nhau khoe sắc và còn được đắm chìm trong bức tranh rực rỡ sắc cam, những vườn hồng chín rộ trĩu quả. Tô điểm thêm nét đẹp của vùng trời Tây Bắc.

Công dân Việt Nam được du lịch miễn thị thực đến 51 quốc gia
Theo công bố mới nhất từ Henley Passport Index trong quý III/2024, hộ chiếu Việt Nam hiện được chấp nhận miễn thị thực tại 51 điểm đến trên toàn cầu.