Chuyên mục


Hà Nội: Kiểm định toàn bộ chung cư cũ trước quý III/2023

24/12/2021 21:09 (GMT +7)

Trong Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên toàn địa bàn, UBND TP. Hà Nội dự kiến đầu tư xây dựng mới Quỹ nhà tạm cư hoặc mua nhà ở thương mại để tạo lập Quỹ nhà ở tạm cư.

TP. Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960 - 1994 và trước năm 1954, hầu hết đã hết niên hạn sử dụng.

Trong đó, có nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp và cũng có nhà chung cư, tập thể cũ nằm ở vị trí đất vàng.

UBND TP. Hà Nội dự kiến bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ chung cư cũ.

UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định số 5289/QĐ-UBND ban hành "Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội". Đặc biệt, Đề án sẽ xác định rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong từng giai đoạn:

Thứ nhất, tổng rà soát, khảo sát, kiểm định chung cư cũ. Cụ thể, sẽ thành lập Hội đồng thẩm định của UBND TP (dự kiến trong 12/2021 - 1/2022) để tổ chức thẩm định, ban hành kết luận kiểm định nhà chung cư cũ; Ban hành Kế hoạch kiểm định (dự kiến trong tháng 12/2021) với tiến độ thực hiện từng nhà chung cư cũ theo từng năm trong giai đoạn 2021 - 2025. Chia làm 4 đợt, thành phố phấn đấu hoàn thành kiểm định tất cả chung cư cũ trên địa bàn thành phố trước quý III/2023.

Thứ hai, ban hành Kế hoạch nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội (gọi tắt là Kế hoạch lập quy hoạch) trong tháng 12/2021. Trong đó, định hướng giải pháp quy hoạch đối với 3 mô hình cấp độ: Lập đồ án quy hoạch chi tiết với khu chung cư cũ quy mô từ 2ha; lập tổng mặt bằng với nhóm chung cư cũ quy mô nhỏ hơn 2ha; lập tổng mặt bằng và thực hiện đề án quy gom đối với nhà chung cư cũ độc lập, đơn lẻ để tái định cư tại chỗ. Dự kiến hoàn thành lập, trình duyệt quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng, đề án quy gom toàn bộ các khu chung cư, nhà chung cư trong quý IV/2023.

Thứ ba, ban hành Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, dự kiến ban hành trong tháng 12/2021. Nội dung Kế hoạch được thực hiện với quan điểm toàn diện, đồng bộ, có trọng điểm, bao gồm: Lập danh mục chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng lại đồng bộ, toàn diện với 3 nhóm: Nhóm các dự án đang triển khai (chuyển tiếp từ giai đoạn trước năm 2021); nhóm dự kiến khởi công xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025; nhóm chuẩn bị đầu tư để triển khai giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, dự kiến các nguồn vốn thực hiện đối với từng dự án cụ thể; tạo lập quỹ nhà tái định cư tạm thời...

Thứ tư, thành lập tổ công tác để xây dựng, trình UBND TP ban hành tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư và các cơ chế chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của thành phố. Trong đó, quy định 3 hình thức lựa chọn nhà đầu tư gồm: Các chủ sở hữu thống nhất lựa chọn; đấu thầu lựa chọn; Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.

UBND TP. Hà Nội dự kiến nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ chung cư cũ. Ảnh Internet

UBND TP. Hà Nội dự kiến nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ chung cư cũ. Ảnh Internet

Thứ năm, thành lập Hội đồng thẩm định của UBND TP hoặc phân cấp cho UBND cấp huyện xem xét, thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bố trí nhà ở tạm cư cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

Thứ sáu, tạo lập quỹ nhà ở tạm cư. Theo đó, thành phố có thể sử dụng các quỹ nhà tái định cư có sẵn của thành phố; đầu tư xây dựng mới quỹ nhà tạm cư hoặc mua nhà ở thương mại để tạo lập quỹ nhà ở tạm cư.

Thứ nữa là, thực hiện các chính sách ưu đãi: Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất,...

Đồng thời với việc xây dựng các kế hoạch triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, UBND TP phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và cơ quan liên quan theo nguyên tắc "5 rõ", có lộ trình, tiến độ triển khai cụ thể đối với từng nhiệm vụ.

Kim Khánh
Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 12,5%
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, do hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ nên kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng Năm tăng mạnh so với tháng Tư.

CPI giao thông biến đổi 2 chiều
Trong ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, đáng chú ý nhóm giao thông giảm 2,98% (tác động làm CPI chung giảm 0,29 điểm phần trăm). Ở chiều ngược lại, giá vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 0,06%; đường sắt tăng 2,53%; đường hàng không tăng 0,45%; phí thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,08%;...

Giá thép không ngừng giảm
Giá thép xây dựng trong nước được điều chỉnh giảm thêm từ 200 - 510 đồng/kg vào ngày 25/5 vừa qua. Hiện, thép có giá quanh mức 14.360 - 15.500 đồng/kg, tùy từng sản phẩm và thương hiệu.

Vietjet bán hàng triệu vé 0 đồng
Vé khuyến mãi 0 đồng mở bán không giới hạn khung giờ vào 3 ngày thứ tư, năm, sáu hàng tuần tại website và ứng dụng của hãng hàng không.

Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Bắc Giang: 5 năm - một chặng đường
Ngày 26/5, Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2023-2027. Đây là dịp để Hiệp hội nhìn lại chặng đường 5 năm đã qua và bàn định các bước đi tiếp theo của chặng đường 5 năm tới.

Cảng Cái Mép nằm top các cảng container hiệu quả nhất thế giới
Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence vừa công bố Chỉ số CPPI cho 348 cảng container toàn cầu, bao gồm cảng Hub Port - trung tâm trung chuyển quốc tế và cảng cửa ngõ xuất nhập khẩu quốc gia.

Xe buýt Hà Nội hút khách trở lại
Trong 5 tháng đầu năm 2023, các tuyến buýt của thành phố đã phục vụ khoảng 188 triệu lượt hành khách, đạt 92,2% so với kế hoạch và tăng hơn 92% so với cùng kỳ.