Chuyên mục


Góc nhìn khác của chuyên gia về trái phiếu

20/09/2022 08:46 (GMT +7)

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một mảnh ghép phát triển hơi chậm so với các thị trường vốn khác. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là có thể nhìn thấy những con số tăng trưởng.

Theo dữ liệu cập nhật từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) được tổng hợp từ HNX và SSC, trong tháng 8 đã có 26 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ và 1 đợt phát hành ra công chúng với tổng giá trị 14.230 tỷ đồng.

Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục đứng đầu về giá trị phát hành với khối lượng là 11.730 tỷ đồng. Ngân hàng ACB là tổ chức phát hành nhiều nhất với 3.300 tỷ đồng, theo sau là OCB với 2.800 tỷ đồng và Vietcombank ở vị trí thứ 3 với 1.690 tỷ đồng. Nhóm bất động sản đứng thứ 2 với giá trị phát hành đạt 1.800 tỷ đồng. Trong đó, chỉ có 2 đợt phát hành từ CTCP Fuji Nutri Food (1.000 tỷ) và CTCP Đầu Tư và Kinh Doanh Nhà Khang Điền.

So với tháng 7, giá trị phát hành TPDN của nhóm bất động sản trong tháng 8 đã tăng gần 9 lần. Tuy nhiên, lũy kế trong cả giai đoạn, tổng giá trị phát hành của nhóm này vẫn giảm tới trên 56%

So với tháng 7, giá trị phát hành TPDN của nhóm bất động sản trong tháng 8 đã tăng gần 9 lần. Tuy nhiên, lũy kế trong cả giai đoạn, tổng giá trị phát hành của nhóm này vẫn giảm tới trên 56%

Với khối lượng trên, tổng giá trị phát hành TPDN riêng lẻ trong tháng 8 đã giảm hơn 25% so với số thống kê ở tháng liền kề (18.661 tỷ đồng). 

tiep-suc-cho-kinh-te-hoi-sinh-du-dia-chinh-sach-tien-te-van-con_1

Muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến thì cần có một định chế độc lập, cần một cơ quan có chức năng tổ chức, thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm cho sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng.

Bên cạnh đó, cũng cần phải có các định chế xếp hạng sức khỏe của doanh nghiệp, nhà đầu tư từ đó quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình".

TS. Trương Văn Phước

Còn nếu so với cùng kỳ năm 2021, có thể thấy trong khi giá trị phát hành của nhóm ngân hàng tăng khoảng 8% thì giá trị của nhóm bất động sản lại giảm mạnh tới gần 80%.

Lũy kế từ đầu năm tới hết tháng 8, thị trường TPDN đã có 2 đợt phát hành ra quốc tế trị giá 625 triệu USD và 18 đợt phát hành TPDN ra công chúng cùng 344 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 220.596 tỷ đồng.

Như vậy, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng trong giai đoạn đã giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước; còn giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm tới 40% so với cùng kỳ.

Hoạt động phát hành TPDN rơi vào khoảng trống đột ngột trong bốn tháng qua. Trên thị trường tiền tệ, bối cảnh ngột ngạt của room tăng trưởng tín dụng kéo dài, lãi suất tăng lên và thậm chí có những thời điểm căng thẳng thanh khoản hệ thống ngân hàng…cũng khiến hoạt động phát hành TPDN thêm bất lợi. Trong khi đó, Chính phủ liên tiếp có các định hướng, đề án đặt mục tiêu phát triển mạnh thị trường vốn, trọng tâm là thị trường TPDN với mục tiêu đạt 20% GDP đến năm 2025.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, tổng dư nợ TPDN vào khoảng 1,5 triệu tỷ; tổng số vốn trung dài hạn hệ thống ngân hàng 5 triệu tỷ, bằng khoảng 1/3. Những năm qua, vốn trái phiếu tăng trưởng với khoảng 30-35%/năm. Nếu tính toán công thức có nghĩa 2 năm sau khối lượng trái phiếu tăng lên gấp đôi, lên khoảng 2,8 triệu tỷ, 2 năm kế tiếp lên 5,6 triệu tỷ, 6 năm sau lên 11,2 triệu tỷ. 

Đây là điều chúng ta kỳ vọng trong tương lai, trong khi hiện tại có quan điểm coi trái phiếu như trò chơi đánh bạc của các nhà phát hành, có trường hợp sai phạm, nhà đầu tư phải ráng chịu. Trái phiếu là thị trường vô cùng quan trọng nhưng đang không được phát triển với tâm thế xem nó là "máu" của nền kinh tế thị trường.

TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia nhận định, câu chuyện phát triển thị trường trái phiếu đã được bàn từ năm 2000, cũng đã xây dựng chiến lược phát triển, đó là câu chuyện lớn, dài.

TS Lê Xuân Nghĩa
Trái phiếu là thị trường vô cùng quan trọng nhưng đang không được phát triển với tâm thế xem nó là "máu" của nền kinh tế thị trường.

TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia

Trong khoản 1,5 triệu tỷ trái phiếu phát hành, nhà phát hành lớn nhất là các NHTM, họ phát hành để tăng vốn cấp hai, thứ hai là các doanh nghiệp BĐS và thứ ba là các tập đoàn phát triển năng lượng.

Bên cạnh đó, giá trị trái phiếu đáo hạn trong thời gian tới cũng rất lớn, khoảng vài trăm nghìn tỷ, theo đó, thanh khoản cho thị trường cũng rất quan trọng. Đằng sau sự phát triển cũng như rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp có vấn đề trách nhiệm về quản lý, điều tiết, giám sát và cách xử lý thích hợp khi vấn đề xảy ra.

"Trách nhiệm lớn lao nhất là Chính phủ, niềm tin là doanh nghiệp, nhân dân là trụ cột thị trường này. Chính phủ không nên nói không, chỉ trên nền tảng trách nhiệm của Chính phủ thì mới tạo lòng tin. Lòng tin quyết định phát triển thị trường", ông Nghĩa khẳng định lại.

Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Vậy ở Việt Nam đã có cơ quan nào quản lý, chịu trách nhiệm chính cho thị trường vốn hay chưa? Những gì vừa xảy ra trên thị trường vốn là một hồi chuông cảnh báo, bởi không có một thể chế chịu trách nhiệm cuối cùng.

TS. Trương Văn Phước cho biết, muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến thì cần có một định chế độc lập, cần một cơ quan có chức năng tổ chức, thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm cho sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng. Bên cạnh đó, cũng cần phải có các định chế xếp hạng sức khỏe của doanh nghiệp, nhà đầu tư từ đó quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.


Luật sư Hà

Hiện, nhà đầu tư cá nhân lo lắng không lấy lại được tiền. Một số chủ doanh nghiệp mong muốn bán các dự án để xử lý, trả lại tiền cho nhà đầu tư. Nhưng cơ chế xử lý hiện nay không được, tiền vào kho bạc, vào cơ quan điều tra phải đợi các phiên tòa, bản án của tòa.

Cần cơ chế đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không thể trả lại tiền".

Ông Nguyễn Thanh Hà , Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law

Thị trường trái phiếu của Việt Nam hình thành từ những năm 90, đến nay cũng khá đa dạng, vấn đề ở đây là cơ quan nào chịu trách nhiệm chính. Theo đó, cần phải xác định được rõ nên giám sát thị trường tài chính là thị trường hợp nhất hay chuyên biệt. Từ khi thành lập Ủy ban giám sát đã quản lý gắn với kinh tế vĩ mô, điều tiết các vấn đề tài chính bên cạnh đó là giám sát các định chế tài chính. Cho nên trong bối cảnh mới chúng ta có thể xem xét lại vai trò và trách nhiệm của ủy ban giám sát chứ không cần thiết phải lập lại thị trường.

Ông Don Lambert - Trưởng ban Phát triển Khu vực Kinh tế tư nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam cho rằng, thị trường vốn Việt Nam thời gian qua phát triển nhanh, hiện nay đã lớn nhất Đông Nam Á và sẽ phát triển lớn hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, bất cứ thị trường nào có sự phát triển nhanh như vậy cũng có những rủi ro về hệ thống.

Hiện, có nhiều đơn vị xếp hạng tín nhiệm toàn cầu và trong khu vực châu Á cũng có những đơn vị xếp hạng uy tín. Việt Nam muốn có những đơn vị xếp hạng tín nhiệm thành công cần học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị xếp hạng tín nhiệm toàn cầu. Những doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm toàn cầu có những kinh nghiệm tốt và làm việc tại những thị trường phát triển. Những đơn vị xếp hạng toàn cầu có thể giúp đem đến những cách thức và tiêu chuẩn hạng tốt nhất, nhất là những kinh nghiệm và quản trị.

"Mỗi nhà đầu tư có khẩu vị khác nhau về rủi ro nên có những nhu cầu khác nhau vì thế chúng ta cần có các công cụ quản lý rủi ro khác nhau", đó là quan điểm của TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương. Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một mảnh ghép phát triển hơi chậm so với các thị trường vốn khác. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là có thể nhìn thấy những con số tăng trưởng.

Ông Tú Anh cho rằng, công cụ phát triển niềm tin tốt hơn là xây dựng bảo hiểm rủi ro. Theo đó, xây dựng những định chế đảm bảo rằng rủi ro ít thì trả họ trả phí ít, rủi ro nhiều thì trả phí nhiều, thị trường khi đó sẽ tự vận hành một cách mượt mà hơn, bền vững hơn. Trách nhiệm thuộc về cơ quan nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật, xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư.

Còn dưới góc độ luật sư, ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law, hiện nhà đầu tư cá nhân lo lắng không lấy lại được tiền. Một số chủ doanh nghiệp mong muốn bán các dự án để xử lý, trả lại tiền cho nhà đầu tư. Nhưng cơ chế xử lý hiện nay không được, tiền vào kho bạc, vào cơ quan điều tra phải đợi các phiên tòa, bản án của tòa.

"Khía cạnh tư pháp trong thời gian tới Chính phủ cần nghiên cứu xử lý những trường hợp doanh nghiệp sắp tới đáo hạn không trả được tiền cho nhà đầu tư, cần có cơ chế xử lý, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Trong Nghị định 153 cần có cơ chế đảm bảo việc đó, khi mà niềm tin nhà đầu tư đi xuống sau những vụ việc vừa qua”, ông Hà đề xuất.

Đồng quan điểm trên, TS. Trương Văn Phước cho rằng, Nghị định 153 sửa đổi cần phải đặt vấn đề bảo vệ nhà đầu tư lên trên hết.

Kim Khánh
Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.

Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những 'mảnh ghép' xứng tầm
Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông chính thức được phê duyệt, mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng.