Chuyên mục


Tình hình xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất

19/09/2022 12:25 (GMT +7)

Trong tháng 8/2022, lượng ô tô nhập về đạt hơn 18.279 chiếc, tăng 27,3% so với tháng trước; với trị giá đạt 385 triệu USD, tăng 28,7%.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 8/2022 đạt 65,98 tỷ USD, tăng 7,9% tương ứng tăng 4,84 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,92 tỷ USD, tăng 14,1% (tương ứng tăng 4,31 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu là 31,06 tỷ USD, tăng 1,7% (tương ứng tăng 526 triệu USD).

Trong tháng 8/2022, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,86 tỷ USD

Trong tháng 8/2022, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,86 tỷ USD

Tính trong 8 tháng/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 499,71 tỷ USD, tăng 15,9% tương ứng tăng 68,69 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 252,60 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 38,85 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 247,11 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 29,84 tỷ USD).

 
Trong tháng 8/2022, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,86 tỷ USD. Tính trong 8 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 5,49 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 46,85 tỷ USD, tăng 10,8% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng/2022 lên 346,23 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 48,23 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này là 26,13 tỷ USD, tăng 16,7% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng/2022 của doanh nghiệp FDI lên 185,44 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 28,55 tỷ USD) so với 8 tháng/2021 và chiếm 73,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 8/2022 là 20,72 tỷ USD, tăng  4,2% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 8 tháng/2022 đạt 160,89 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 19,68 tỷ USD) so với 8 tháng/2021, chiếm 65,1% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 8/2022 đạt thặng dư 5,42 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 8 tháng/2022 lên mức thặng dư 24,55 tỷ USD.

Tình hình xuất khẩu hàng hóa trọng điểm

Đứng đầu ngành hàng xuất khẩu là điện thoại các loại và linh kiện, mặt hàng này trong tháng 8/2022 đạt trị giá 6,09 tỷ USD, tăng mạnh 39,4% so với tháng trước.

Tính trong 8 tháng/2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 40 tỷ USD, tăng 13,5% so với 8 tháng/2021. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Hoa Kỳ đạt 9,25 tỷ USD, tăng 48%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 8,97 tỷ USD, tăng 11%; sang EU(27) đạt 4,61 tỷ USD, giảm 5%; sang Hàn Quốc đạt 3,88 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Ở vị trí thứ 2, là máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 4,94 tỷ USD, tăng 25,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng/2022 đạt 36,71 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 8 tháng/2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 10,12 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 7,7 tỷ USD, tăng 16%; sang thị trường EU(27) đạt 4,88 tỷ USD, tăng 19%; sang thị trường Hồng Kông đạt 3,83 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm trước; sang thị trường Hàn Quốc đạt 2,29 tỷ USD, giảm 2%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 4,49 tỷ USD, tăng 9,7% so với tháng trước. Tính trong 8 tháng/2022 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 30,06 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 8 tháng qua chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 13,19 tỷ USD, tăng 28%; EU với 3,91 tỷ USD, tăng 38%; Trung Quốc với 2,29 tỷ USD, tăng 37%; Hàn Quốc với 1,84 tỷ USD, tăng 22%... so với 8 tháng/2021.

Hàng dệt may Xuất khẩu 6 tháng liên tiếp trên 3 tỷ USD và lần đầu tiên đạt mốc 4 tỷ USD vào tháng 8. Đồng thời, xuất khẩu nhóm hàng này 8 tháng/2022 đóng góp lớn thứ 2 vào tăng xuất khẩu cả nước với 5,14 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng dệt may trong ba tháng trở lại đây (tháng 6, 7, 8) đều tăng tốt, lập đỉnh liên tiếp và lần đầu tiên xuất khẩu đạt mốc 4 tỷ USD vào tháng 8/2022. Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 8 đạt 4 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng 7/2022. Tính đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu hàng dệt may đạt 26,28 tỷ USD, tăng 24,3%, tương ứng tăng 5,14 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp lớn thứ 2 vào tăng xuất khẩu cả nước chỉ sau nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

Xuất khẩu dệt may sang một số thị trường chính 8 tháng/2022 và 8 tháng/2021

Xuất khẩu dệt may sang một số thị trường chính 8 tháng/2022 và 8 tháng/2021

Trong 8 tháng/2022, một số thị trường chủ lực về dệt may của Việt Nam  đều có mức tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 12,88 tỷ USD, tăng 22,6%, tương ứng tăng 2,73 tỷ USD; sang EU đạt 3,02 tỷ USD, tăng 41,1%, tương ứng tăng 879 triệu USD; Nhật Bản đạt 2,54 tỷ USD, tăng 22%, tương ứng tăng 458 triệu USD; Hàn Quốc đạt 2,14 tỷ USD, tăng 20,5%, tương ứng tăng 365 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.

Giày dép các loại: Trong tháng 8/2022, xuất khẩu giày dép các loại đạt 2,29  tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% so với tháng 8/2022. Tính đến hết tháng 8/2022, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,37 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, trị giá xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ đạt 7,01 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước; sang EU đạt  3,96 tỷ USD, tăng 36%; sang Trung Quốc đạt 1,13 tỷ USD, giảm 4%.

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 8/2022 đạt 1 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước.

Lũy kế đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu nhóm này đạt 7,63 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,63  tỷ USD, tăng 25,6%; sang Nhật Bản đạt 1,12 tỷ USD, tăng 28%; sang Trung Quốc đạt  1,07  tỷ USD, tăng 82,8%; sang EU đạt 941 triệu USD, tăng 42%...

Gạo: Xuất khẩu gạo trong tháng đạt 718 nghìn tấn, tăng 23,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8 cả nước đã xuất khẩu 4,79 triệu tấn gạo, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo sang các thị trường: Philipin đạt 2,3 triệu tấn, tăng 49%; Trung Quốc đạt 520 nghìn tấn, giảm 29%; Bờ Biển Ngà đạt 489 nghìn tấn, tăng 86,2%... so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trái ngược với tình hình khả quan ngành hàng sắt thép các loại: Xuất khẩu sắt thép giảm liên tiếp trong hai tháng gần đây và tháng 8/2022 ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.

Trong tháng 8/2022, xuất khẩu sắt thép các loại đạt gần 514 nghìn tấn với trị giá gần 458 triệu USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 29% về trị giá so với tháng trước.

Tính đến hết 8 tháng/2022, cả nước xuất khẩu hơn 5,9 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt 6,08 tỷ USD, giảm 30,3% về lượng và giảm 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu sắt thép sang thị trường Trung Quốc giảm hơn 1 tỷ USD với mức giảm gần 1,68 triệu tấn.

Diễn biến xuất khẩu sắt thép sang hai thị trường chính là EU và Hoa Kỳ 8 tháng qua biến động rất thất thường và liên tiếp giảm mạnh trong hai tháng gần đây. Nếu so với cùng kỳ năm trước, lượng sắt thép xuất khẩu sang các thị trường chính 8 tháng/2022 đều giảm như: EU là 1,13 triệu tấn, tăng nhẹ 0,8%; Campuchia là 848 nghìn tấn, giảm 2,4%; Hoa Kỳ là 453 nghìn tấn, giảm 15,6%. Riêng xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường Trung Quốc 8 tháng/2022 đã giảm rất mạnh chỉ là 93 nghìn tấn, trị giá 55 triệu USD trong khi 8 tháng/2021 là 1,77 triệu tấn và 1,08 tỷ USD.

Lượng xuất khẩu sắt thép sang một số thị trường chính 8 tháng/2021 và 8 tháng/2022

Lượng xuất khẩu sắt thép sang một số thị trường chính 8 tháng/2021 và 8 tháng/2022

Về nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm

 Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng đạt 31,06 tỷ USD, tăng 1,7%, tương ứng tăng 526 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, ghi nhận tăng cao ở một số nhóm hàng như: dầu thô tăng 453 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 255 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 104 triệu USD so với tháng trước

 Bên cạnh đó, một số nhóm hàng lại giảm như xăng dầu các loại giảm 254 triệu USD, sắt thép các loại giảm 183 triệu USD, hóa chất giảm 129 triệu USD so với tháng 7/2022.

Trong 8 tháng/2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 247,11 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. Quy mô hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 29,84 tỷ USD trong 8 tháng qua, với 46/53 nhóm hàng có trị giá tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 10,2 tỷ USD (tương ứng tăng 21,8%); xăng dầu các loại tăng 3,45 tỷ USD (tương ứng tăng 125%); than đá tăng hơn 2,72 tỷ USD (tương ứng tăng 98,2%); dầu thô tăng 1,62 tỷ USD (tương ứng tăng 49,5%); hóa chất tăng 1,61 tỷ USD (tương ứng tăng 32%). Tuy nhiên, nhập khẩu nhóm hàng hạt điều trong 8 tháng/2022 giảm mạnh, giảm 1,27 tỷ USD (tương ứng giảm 37,2%) so với 8 tháng năm 2021.

Nhập khẩu một số nhóm hàng chính 8 tháng/2022 và 8 tháng/2021

Nhập khẩu một số nhóm hàng chính 8 tháng/2022 và 8 tháng/2021

Một số những mặt hàng nhập khẩu chính trong tháng qua, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng là 7,14 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng trước. Tính chung, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng/2022 đạt 57,24 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng/2022, nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc với hơn 16,66 tỷ USD, tăng 3,05 tỷ USD (tương ứng tăng 22,4%); từ Hàn Quốc với 16,56 tỷ USD, tăng 4,08 tỷ USD (tăng 32,7%); từ Đài Loan với 7,82 tỷ USD, tăng 1,8 tỷ USD (tăng 29,2%)…Trong khi đó, nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ lại giảm, với 2,47 tỷ USD, giảm 754 triệu USD (giảm 23,4%) so với 8 tháng/2021.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 4,13 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước.

Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng qua là 30,73 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 21,49 tỷ USD, tăng 5,6% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 9,24 tỷ USD, giảm 14,2%.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 8 tháng/2022 với trị giá là 16,63 tỷ USD, giảm 0,6%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 4,39 tỷ USD, tăng 2,9%; Nhật Bản với 2,86 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu một số nhóm hàng chính 8 tháng/2022 và 8 tháng/2021

Nhập khẩu một số nhóm hàng chính 8 tháng/2022 và 8 tháng/2021

Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,79 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước. Tính trong 8 tháng/2022, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 13,87 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 8 tháng/2022, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 12,72 tỷ USD, chiếm gần 92% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 7,25 tỷ USD, tăng 24,3%; nhập khẩu từ Trung Quốc là 5,48 tỷ USD, giảm 4,7%… so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại: Trong tháng 8/2022, lượng nhập về đạt hơn 18.279 chiếc, tăng 27,3% so với tháng trước; với trị giá đạt 385 triệu USD, tăng 28,7%.

Tính chung, trong 8 tháng/2022, Việt Nam nhập khẩu 96.239 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam đạt 77.117 chiếc, chiếm 80% tổng lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam và tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 8 tháng/2022 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Inđônêxia, chiếm 79% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Inđonêxia là 38.469 chiếc, tăng 26,4% và từ Thái Lan với 37.748 chiếc, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Diễn biến nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại của Việt Nam theo tháng trong năm 2021 và 8 tháng/2022

Diễn biến nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại của Việt Nam theo tháng trong năm 2021 và 8 tháng/2022

Xăng dầu các loại: trong tháng 8/2022, lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 8 giảm mạnh 28,5%, đạt 466 nghìn tấn. Tuy nhiên tính trong 8 tháng qua, lượng nhập khẩu của nhóm hàng này đã đạt gần 5,9 triệu tấn, tăng 17,7% so với 8 tháng/2021 và xấp xỉ với lượng nhập khẩu của 8 tháng/2020. Trong đó, nhập khẩu xăng dầu các loại tập trung chủ yếu từ Hàn Quốc với lượng nhập khẩu là 2,4 triệu tấn, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 40% lượng nhập khẩu xăng dầu các loại của cả nước.

Than các loại: Trong tháng 8 lượng nhập khẩu than các loại đạt 2,96 triệu tấn, tăng 7,3% so với tháng trước.

Lượng than các loại nhập khẩu tính đến hết tháng 8/2022 là 22,3 triệu tấn, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước và chỉ bằng một nửa so với 8 tháng/2020. Trong đó, nhập khẩu từ Úc với 11,73 triệu tấn, tăng 5,7%; từ In đô nê xia với 7,29 triệu tấn, giảm 36,7%; từ Nga với 1,7 triệu tấn, giảm 33,3% so với cùng kỳ năm 2021

Sắt thép các loại: Sắt thép các loại nhập về Việt Nam trong tháng 8/2022 đạt hơn 785 nghìn tấn, với trị giá đạt 849 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng/2022, lượng sắt thép các loại nhập về là 8,2 triệu tấn, giảm 8%; với trị giá là 8,85 tỷ USD, tăng 14,1%.

Trong đó, sắt thép các loại nhập về nước ta có xuất xứ chủ yếu từ 5 thị trường chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Các thị trường chủ lực cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam trong 8 tháng năm 2020-2022 (Đơn vị tính: Nghìn tấn)

Các thị trường chủ lực cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam trong 8 tháng năm 2020-2022 (Đơn vị tính: Nghìn tấn)

Mỹ Diệu
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.