Chuyên mục


DPM đã vượt chỉ tiêu lãi năm 2022?

26/02/2022 17:15 (GMT +7)

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (mã DPM) trúng gói thầu xuất khẩu và đã kịp xuất bán ngay trong tháng 1.

Với mức giá ure dao động từ 750-800 USD/tấn vào thời điểm đó, DPM dự kiến thu về khoản lợi nhuận ước đạt 1.000 - 1.100 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này vượt cả kế hoạch DPM đề ra cả năm 2022 (lãi sau thuế 945 tỷ đồng). 

Dữ liệu của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định căng thẳng giữa Ukraina và Nga cùng với tình trạng thiếu khí đốt ở Châu Âu khiến cho giá dầu hiện vẫn neo ở mức cao và theo đó, giá phân bón không thể sớm hạ nhiệt.

Đạm Phú Mỹ khả năng sẽ xa kế hoạch lợi nhuận năm 2022

Đạm Phú Mỹ khả năng sẽ xa kế hoạch lợi nhuận năm 2022

Mặc dù vậy, theo dự báo của Hiệp hội Phân bón quốc tế, công suất sản xuất phân ure thế giới trong năm 2022 dự kiến tăng thêm 7.5 triệu tấn lên 224.5 triệu tấn/năm nhờ vào các dự án đẩy mạnh xuất khẩu của Nigeria và Brunei và các dự án thay thế nguồn hàng nhập khẩu của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, với việc gỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phân bón của Nga kể từ tháng 6/2022, nguồn cung phân bón ra thị trường sẽ sớm tăng trở lại trong giai đoạn nửa cuối năm. Với nhu cầu về phân bón dự báo đi ngang trong năm 2022 và kịch bản giá dầu thô 65 USD/thùng, giá phân ure dự kiến sẽ giao dịch quanh ngưỡng 400 USD/tấn, tương đồng với diễn biến giai đoạn 2012 - 2013.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng giá trị phân bón xuất khẩu sơ bộ tháng 1/2022 của Việt nam đạt 171 triệu USD, tăng 349,5 % so với cùng kỳ. Đáng chú ý, ngay nửa đầu tháng 1, hơn 130 ngàn tấn phân ure đã được xuất khẩu sang Ấn Độ với tổng giá trị ước đạt 105 triệu USD.

Cũng theo theo KBSV, DPM là một trong số các doanh nghiệp trúng gói thầu trên và đã kịp xuất bán ngay trong tháng 1. Với mức giá ure dao động từ 750-800 USD/tấn vào thời điểm đó, DPM dự kiến thu về khoản lợi nhuận ước đạt 1.000 - 1.100 tỷ đồng.

Đối với năm 2022, nhóm phân tích đưa ra kịch bản thận trọng với giá dầu thô ở mức trung bình 65 USD/thùng và giá phân urea giao dịch quanh ngưỡng 400 USD/tấn (giảm 20%). Doanh thu của DPM năm 2022 ước đạt 11.735 tỷ đồng, giảm 8,9%; lãi ròng đạt 2.125 tỷ đồng, giảm 33%.

Dự phóng trên đi cùng với với các giả định như sau: Sản lượng kinh doanh ure năm 2022 ước đạt 800 ngàn tấn do không có đợt bảo dưỡng lớn gây gián đoạn sản xuất; sản lượng kinh doanh NPK kỳ vọng ghi nhận tăng trưởng 10%, đạt 176 ngàn tấn do nhu cầu tiêu thụ phân NPK hoá học vẫn ở mức cao; theo đó, doanh thu mảng ure và NPK lần lượt đạt 7.452 tỷ đồng và 1.936 tỷ đồng; giá phân ure đã có dấu hiệu tạo đỉnh và được dự báo sẽ giảm nhanh hơn giá nguyên liệu đầu vào, tương đồng với giai đoạn 2013 - 2014, khiến cho biên lợi nhuận gộp của DPM giảm 20% so với năm 2021.

Trong một báo cáo mới đây, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra dự báo giá urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021.

Bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng dịch bệnh, ngành phân bón vẫn là một trong số ít ngành được hưởng lợi và kỳ vọng có kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021. Mặc dù một số cổ phiếu giá đã tăng tương đối mạnh, mức định giá không còn hấp dẫn, song theo nhiều đánh giá vẫn có nhiều cơ hội đầu tư mới.

 Với các trợ lực cho đà tăng của giá phân bón sẽ còn kéo dài cho tới nửa đầu năm 2022, đây có thể là thời điểm để tích lũy cổ phiếu phân bón cho kỳ vọng kết quả kinh doanh Quý I và Quý II.

 Theo đó, các chuyên gia cho rằng cần tập trung vào các doanh nghiệp đầu ngành, có nền tảng tài chính tốt, có lợi thế về thương hiệu và kênh phân phối như Đạm Phú Mỹ (DPM).

Đối với DPM, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá urê và amoniac (NH3) tăng mạnh trong giai đoạn 2021 - 2022. Trong khi đó, mảng NPK của công ty là một động lực tiềm năng cho lợi nhuận trung hạn. Công ty chứng khoán này cũng dự báo lợi nhuận sau thuế tổng hợp giai đoạn 2021/2022 và 2021-2026 lên lần lượt là 30%/96% và 15%, nhờ điều chỉnh tăng tương ứng 13%/30% và 8% trong các giả định về giá urê.

Đức Khôi
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.