Chuyên mục


'Phân luồng' cổ phiếu ngành điện

22/02/2022 10:42 (GMT +7)

Một yếu tố tác động tích cực đến những doanh nghiệp điện là việc giá bán điện CGM trung bình khả năng tăng mạnh trong năm 2022.

Theo Chứng khoán BIDV (BSC), tăng trưởng điện thương phẩm năm 2022 sẽ đạt 280,3 tỷ kWh (tăng 9,8%), chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải hồi phục tích cực, và nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến chịu ít tác động tiêu cực từ dịch bệnh so với giai đoạn năm 2020-2021. Giả định dựa trên kịch bản GDP 2022 ước tăng 6-6,5%.

Dự thảo Quy hoạch Điện 8 sửa đổi tiếp tục định hướng tập trung vào nguồn năng lượng sạch trong tương lai. Để đáp ứng tăng trưởng tiêu thụ điện giai đoạn 2021-2045, tổng công suất lắp đặt được ước tính đạt mức 156,000 MW năm 2030 và 334,000 MW vào năm 2045 – lần lượt gấp 2 lần và 4,4 lần năm 2021.

BSC dự báo, tăng trưởng điện thương phẩm năm 2022 sẽ đạt 280,3 tỷ kWh, tăng 9,8%

BSC dự báo, tăng trưởng điện thương phẩm năm 2022 sẽ đạt 280,3 tỷ kWh, tăng 9,8%

Đối với mảng năng lượng tái tạo, công suất lắp đặt nguồn điện mặt trời, điện gió, được định hướng tăng mạnh trong tương lai. Công ty chứng khoán cho rằng, doanh nghiệp với danh mục điện gió như PC1 sẽ có thể tăng trưởng mạnh, khi cơ cấu điện mặt trời đang được xem xét lại theo hướng điều chỉnh giảm bởi nhược điểm giờ vận hành.

Với mảng nhiệt điện khí, tỷ trọng nhiệt điện khí được định hướng tăng lên mức 24% vào năm 2030 và 27,3% vào năm 2045. Như vậy, triển vọng trung hạn duy trì tích cực với những doanh nghiệp nhiệt điện khí như POW hay NT2.

Tại mảng nhiệt điện than, trong ngắn hạn, nguồn điện giá rẻ này vẫn đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải, đặc biệt trong giai đoạn vĩ mô khả năng phục hồi tích cực giai đoạn 2022-2025. Những doanh nghiệp nhiệt điện than như HND và QTP vẫn có thể được quan tâm.

Một yếu tố tác động tích cực đến những doanh nghiệp điện là việc giá bán điện CGM trung bình khả năng tăng mạnh tại năm 2022. Nửa cuối năm 2021, giá CGM giảm do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện và thủy điện được tích cực huy động do La Nina tiếp diễn. Theo nhóm phân tích, giá điện CGM trong năm 2022 sẽ tăng trở lại với kỳ vọng kết thúc chu kỳ La Nina vào quý II.

Bài nhiệt điện lên ngôi

Trong mảng năng lượng tái tạo, BSC kỳ vọng công suất điện NLTT có thể tiếp tục tăng trong 2022 nếu cơ chế giá được giải quyết. Hiện, mới chỉ có 69/109 nhà máy với công suất 3299/5756 MW kịp hoạt động, đồng nghĩa vẫn còn 40 dự án đã triển khai nhưng chưa kịp vận hành trước thời điểm 1/11, với công suất 2457 MW.

Trong khi đó, với việc La Nina khả năng kết thúc trong quý II/2022, triển vọng sản lượng các doanh nghiệp thủy điện kém khả quan tại năm nay. Việc La Nina được dự báo có thể sẽ sớm kết thúc sớm lại có lợi đối với các nhà máy nhiệt diện than khi được huy động cao hơn. Với doanh nghiệp nhiệt điện khí, phụ tải tăng trở lại là yếu tố góp phần giúp triển vọng nhiệt điện khí khả quan trong ngắn hạn.

Theo đó, nhóm nghiên cứu giữ quan điểm trung lập đối với nhóm ngành điện cho năm 2022 do có sự phân hoá rõ rệt đối với triển vọng các nhóm cổ phiếu ngành điện.

Với nhóm cổ phiếu thủy điện, tình hình thuỷ văn không mấy thuận lợi trong thời gian tới khiến quan điểm kém khả quan đối với các cổ phiếu này cho năm 2022. 

Tại nhóm cổ phiếu nhiệt điện than, lượng mưa kém hơn khả năng làm tăng tỷ lệ huy động từ A0 và tác động tăng giá bán điện CGM. Điều này có thể là yếu tố tích cực với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhiệt điện than như QTP và HND. 

Với nhóm cổ phiếu nhiệt điện khí, nguồn cung khí năm 2022 có thể hồi phục khi yếu tố dịch tác động nhỏ hơn đối với chuỗi cung ứng. Giá khí đầu vào kỳ vọng sau giai đoạn tăng giá kéo dài. Hai mã cổ phiếu POW cùng NT2 khả năng phục hồi mạnh về yếu tố sản lượng. 

Còn nhóm cổ phiếu xây lắp điện, nhóm phân tích giữ quan điểm tích cực dựa trên nhu cầu xây lắp tăng cao với lượng backlog lớn cho các doanh nghiệp như PC1 và REE.

Đức Khôi
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ, tập trung tháo gỡ pháp lý,
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.