Chuyên mục


Đạm Phú Mỹ mạnh trên ruộng, 'đỉnh' trên sàn

24/02/2022 19:06 (GMT +7)

Nếu như chất lượng sản phẩm phân bón thương hiệu Đạm Phú Mỹ chinh phục được bà con làm nông; thì chiến lược quản trị của ban lãnh đạo DPM lại dành trọn niềm tin của giới đầu tư và các nhà phân tích.

 Vượt bão Covid-19 bằng 16 lần lợi nhuận, 3 lần giá cổ phiếu 

Mặc dù chịu các tác động bất lợi của dịch COVID-19, sự đứt gãy của chuỗi logistic toàn cầu và giá nguyên liệu đầu vào tăng phi mã, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo, mã DPM) là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam vượt bão thành công để lập kỷ lục doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong gần 20 năm.

Giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại (ure, DAP, kali…) cũng tăng 80 - 150% so với cùng kỳ

Giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại (ure, DAP, kali…) cũng tăng 80 - 150% so với cùng kỳ

DPM công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ. Quý IV/2021 doanh thu thuần đạt 5.086 tỷ đồng, tăng 163% so với quý IV/2020. Doanh thu tài chính đạt 71 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ và chi phí tài chính xấp xỉ 20 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ 2020. Đáng chú ý, doanh thu tăng mạnh nhưng các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng không nhiều. 

 

Nhiều mặt hàng, từ phân bón, hóa chất tới thức ăn gia súc và sắt thép, ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng đột biến trong tháng một vừa qua. Đáng chú ý nhất là phân bón tăng 682% và hóa chất tăng 98,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, nhập khẩu phân bón trong tháng Một vừa qua đạt hơn 322.000 tấn, tương đương 153,6 triệu USD, giảm 14,5% về lượng, giảm 6% về kim ngạch so với tháng 12/2021, số liệu của Tổng cục Hải quan cho hay. So với tháng 1/2021, nhập khẩu phân bón tăng cả về lượng và kim ngạch với mức tăng lần lượt là 0,2% và 81,7%.

(Bộ Công Thương)

Theo đó, Đạm Phú Mỹ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 1.958 tỷ đồng, gấp 43 lần cùng kỳ. Trong quý, công ty ghi nhận khoản thu nhập khác 52 tỷ đồng, giảm 33 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đây là tiền bồi thường của PVI từ việc kho Vũng Áng và tổn thất gián đoạn kinh doanh sự cố.

Kết quả, quý IV/2021, Đạm Phú Mỹ lãi trước thuế 2.009 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.668 tỷ đồng, gấp 16 lần so với số lãi hơn 104 tỷ đồng ghi nhận trong quý IV/2020.

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần là 12.786 tỷ đồng, tăng 64,7% so với doanh thu 7.762 tỷ đồng năm 2021. Nhờ tiết giảm chi phí vốn và các chi phí khác, Đạm Phú Mỹ báo lãi trước thuế 3.799 tỷ đồng cả năm. Lợi nhuận sau thuế ước 3.171 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với số lãi năm 2020.

Tại thời điểm 31/12/2021, Đạm Phú Mỹ còn 2.524 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tăng gần 500 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, có 1.957 tỷ đồng tương đương tiền.

Ngoài ra công ty còn khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng trị giá 3.455 tỷ đồng, tăng 1.270 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Công ty ghi nhận còn dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 200 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 700 tỷ đồng, giảm 159 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Theo ông Lê Cự Tân - CEO của Đạm Phú Mỹ, đơn vị có lợi thế hơn nhiều doanh nghiệp khi có nền tảng tài chính khá dồi dào và vững chắc. Hiện tại công ty đủ nguồn lực để triển khai các dự án mới và chưa cần huy động thêm vốn từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên, trong tương lai lãnh đạo DPM cũng có thể xem xét các phương án này khi cần thu xếp tài chính để mở rộng đầu tư hơn nữa. 

Trên thị trường, một năm qua, cổ phiếu DPM tăng giá gấp 3 lần, từ mức khoảng 15.000 đồng/CP lên 49.300 đồng/cp tính đến phiên 21/2/2022. 

Cổ phiếu DPM trên “sóng ngành” tăng giá năm 2022

Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco cho rằng, giá phân bón sẽ tiếp tục neo ở mức cao trong nửa đầu năm 2022, qua đó hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành phân bón. 

 

Năm 2022, Đạm Phú Mỹ đặt kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt 11.059 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 945 tỷ đồng.

Về chỉ tiêu sản lượng, Công ty dự kiến sản xuất 828.000 tấn Urê Phú Mỹ và 165.000 tấn NPK Phú Mỹ.

DPM ước tính sản lượng tiêu thụ đối với 2 mặt hàng chủ lực này ở mức 800.000 tấn và 165.000 tấn.

 

Nguyên nhân dẫn đà tăng giá này đến từ giá nguyên vật liệu đầu vào là than, khí tăng rất mạnh khiến nhiều nhà máy sản xuất phải cắt giảm sản lượng hoặc thậm chí là ngừng hoạt động. Động thái hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và Nga, tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc hay Châu Âu sẽ tiếp tục khiến cho nguồn cung phân bón trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu phân bón cao để phục vụ cho vụ lúa Đông Xuân cũng là nguyên nhân đẩy giá phân bón lên cao, tạo động lực hỗ trợ cho kết quả kinh doanh các doanh nghiệp phân bón trong nửa đầu năm 2022.

Trong một báo cáo mới đây, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra dự báo giá urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021.

Bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng dịch bệnh, ngành phân bón vẫn là một trong số ít ngành được hưởng lợi và kỳ vọng có kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021. Mặc dù một số cổ phiếu giá đã tăng tương đối mạnh, mức định giá không còn hấp dẫn, song theo nhiều đánh giá vẫn có nhiều cơ hội đầu tư mới. 

Với các trợ lực cho đà tăng của giá phân bón sẽ còn kéo dài cho tới nửa đầu năm 2022, đây có thể là thời điểm để tích lũy cổ phiếu phân bón cho kỳ vọng kết quả kinh doanh Quý I và Quý II.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng cần tập trung vào các doanh nghiệp đầu ngành, có nền tảng tài chính tốt, có lợi thế về thương hiệu và kênh phân phối như Đạm Phú Mỹ (DPM). 

Giá cổ phiếu của DPM và DCM so với giá ure (Nguồn VCSC)

Giá cổ phiếu của DPM và DCM so với giá ure (Nguồn VCSC)

Đối với DPM, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá urê và amoniac (NH3) tăng mạnh trong giai đoạn 2021 - 2022. Trong khi đó, mảng NPK của công ty là một động lực tiềm năng cho lợi nhuận trung hạn. Công ty chứng khoán này cũng dự báo lợi nhuận sau thuế tổng hợp giai đoạn 2021/2022 và 2021-2026 lên lần lượt là 30%/96% và 15%, nhờ điều chỉnh tăng tương ứng 13%/30% và 8% trong các giả định về giá urê.

Niềm tin là động lực,...

 

Việc giá cổ phiếu DPM tăng mạnh trong năm 2021 cũng khiến ban quản trị được khích lệ vì đã chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông khi đầu tư vào cổ phiếu DPM. 

Và cũng chính sự tin tưởng của bà con nông dân vào phân bón Phú Mỹ đã khiến cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ bất chấp dịch bệnh. 

Ông Lê Cự Tân - CEO của Đạm Phú Mỹ

Đạm Phú Mỹ nằm trong số ít doanh nghiệp Nhà nước có kết quả kinh doanh ấn tượng, tiềm lực tài chính ổn định và được giới chuyên gia khuyến nghị tích luỹ. Tất nhiên, sự bứt phá thời gian qua của Đạm Phú Mỹ không phải đều do nguyên nhân khách quan mà quan trọng nhất vẫn là yếu tố nội lực. Ngay trong giai đoạn dịch bùng phát dữ dội nhất, bộ máy điều hành của PVFCCo đã nhanh chóng chuyển sang làm việc từ xa, áp dụng văn phòng số nên hoạt động không bị ngưng trệ ngay cả khi giãn cách xã hội trên toàn quốc.

Với các khâu bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh và giãn cách xã hội như nhập khẩu nguyên liệu sản xuất đầu vào hay tiêu thụ sản phẩm, PVFCCo đã áp dụng linh hoạt nhiều phương thức vận chuyển hàng hóa, tăng cường vận chuyển bằng đường biển, đường sông để bổ sung cho đường bộ bị gián đoạn, phối hợp giữa năng lực tồn trữ của hệ thống kho đầu mối, kho trung chuyển và giao hàng thẳng tới các nhà phân phối. Nhờ vậy, sản phẩm được cung ứng kịp thời tới bà con nông dân, góp phần kìm giữ mức tăng giá trong nước thấp hơn mức tăng giá trên thế giới. 

Ông Lê Cự Tân - CEO của Đạm Phú Mỹ từng chia sẻ, việc giá cổ phiếu DPM tăng mạnh trong năm 2021 cũng khiến ban quản trị được khích lệ vì đã chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông khi đầu tư vào cổ phiếu DPM. Và cũng chính sự tin tưởng của bà con nông dân vào phân bón Phú Mỹ đã khiến cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ bất chấp dịch bệnh. 

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 19/1/2004. Từ ngày 31/8/2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí. Ngày 5/11/2007, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, với mã chứng khoán DPM.

PVFCCo đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong ngành phân bón, nhận được sự tin yêu của bà con nông dân

PVFCCo đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong ngành phân bón, nhận được sự tin yêu của bà con nông dân

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất phân đạm. Ngoài ra công ty còn kinh doanh amôniắc lỏng (với công suất 96 ngàn tấn axit/năm) và điện dư (công nghệ sản xuất của nhà máy Đạm Phú Mỹ cho phép tạo ra sản phẩm điện, không những cung ứng đủ yêu cầu cho bản thân nhà máy sản xuất mà còn tạo ra điện thương phẩm bán cho tập đoàn EVN).

Hiện nay Đạm Phú Mỹ là công ty sản xuất Phân đạm hàng đầu Việt Nam, có khả năng sản xuất khoảng trên 800.000 tấn Urê/năm, tương ứng với 40% thị phần cung cấp Urê. Thương hiệu Đạm Phú Mỹ uy tín, được bà con nông dân tín nhiệm. Công ty có hệ thống phân phối khắp cả nước với 4 công ty con tại các vùng miền, hơn 100 Chi nhánh và đại lý cấp 1, gần 3.000 đại lý cấp 2, bên cạnh đó là hệ thống kho đầu mối, kho trung chuyển với sức chứa 215.000 tấn tại các vùng trọng điểm.

PVFCCo đã triển khai chương trình “Đạm Phú Mỹ – Ngàn sẻ chia” cùng bà con vượt qua giai đoạn khó khăn dịch bệnh

PVFCCo đã triển khai chương trình “Đạm Phú Mỹ – Ngàn sẻ chia” cùng bà con vượt qua giai đoạn khó khăn dịch bệnh

Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 75% tổng giá trị của nông - lâm - ngư nghiệp. Thấu hiểu nguyên lý đó, ban lãnh đạo DPM đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng cho phát triển nông nghiệp; chia sẻ với bà con nông dân khi khó khăn dịch bệnh; nâng cao tài chính, môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên yên tâm công tác; vun đắp giá trị doanh nghiệp, chia sẻ cơ hội lợi nhuận với nhà đầu tư,...Dù là doanh nghiệp “mác Nhà nước” nhưng với dàn lãnh đạo giàu kinh nghiệm và năng lực, DPM đã "lấy trọn niềm tin" của người làm nông nghiệp, giới đầu tư và các nhà phân tích tài chính.

Xu hướng giá urea thế giới nửa cuối 2021-2022: SSI Research ước tính Trung Quốc có thể vẫn khan hiếm than, khiến nguồn cung phân bón giảm. Lũ lụt lớn tại Trung Quốc gần đây khiến nguồn cung càng giảm. Các quốc gia nhập khẩu phân bón phải chịu chi phí vận chuyển cao bất thường khiến giá phân bón tăng cao. Dự báo, tình trạng thiếu cung tiếp diễn trong 2022, do đó giá urea trên thị trường vẫn ở mức cao. 

Xu hướng giá urea trong nước nửa cuối 2021-2022: SSI Research ước tính sản xuất urea trong nước tăng từ quý III/2021 do các nhà máy DPM, Hà Bắc và Ninh Bình hoạt động trở lại. Trong khi đó, DCM sẽ bảo dưỡng nhà máy 10 ngày trong quý III/2021. Mặc dù sản lượng sản xuất tăng và có thể thừa cung trong nước, SSI Research cho rằng các công ty phân bón Việt Nam vẫn tăng giá bán so với cùng kỳ để dù đắp phần tăng giá khí đầu vào. 

Kim Khánh
SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.

Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những 'mảnh ghép' xứng tầm
Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông chính thức được phê duyệt, mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng.

PVTrans giảm mục tiêu lãi
Năm 2024, Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã: PVT) đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 760 tỷ đồng, giảm lần lượt 8% và 38% so với thực hiện 2023.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.