Chuyên mục


Doanh nghiệp vận tải điêu đứng vì giá xăng

27/06/2022 13:01 (GMT +7)

Qua đợt dịch Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều gần như kiệt quệ. Doanh nghiệp nào hoạt động cầm chừng thì doanh thu cũng giảm đến 80%. Vừa trải qua cơn bão sau đại dịch, giờ đây khó khăn lại chồng chất khó khăn đối với các doanh nghiệp vận tải khi giá xăng dầu liên tục tăng cao.

Nếu như trước đây, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40% cơ cấu giá thành vận tải, thì hiện nay khi giá xăng vượt ngưỡng 33.000 đồng/lít, tỷ lệ này đã nâng lên khoảng 80%. Khi giá xăng dầu tăng như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải cầm cự hòa được là may, chủ yếu để duy trì giữ mối hàng làm ăn, hay lốt tuyến bến xe khách.

Ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty vận tải Phú Anh cho biết: “Các doanh nghiệp trong nước đều khó khăn nên chúng tôi khó có thể tăng giá cước vận tải. Các doanh nghiệp đều khó khăn rồi chỉ còn nhờ  nhà nước hỗ trợ. Hàng ít, xe ít đi, nhưng phí đường bộ 1 năm cũng đóng 18 triệu đồng/xe, cùng với đó là bảo hiểm các loại. Hiện vận tải trên đường phải đóng phí đường bộ rất nhiều, tôi nghĩ nhà nước cần hỗ trợ cho danh nghiệp để vượt qua cơn khó khăn này”.

Xăng dầu tuy chỉ chiếm 2 - 3% chi phí của toàn nền kinh tế nước ta nhưng lại có tác động rất lớn tới mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội

Xăng dầu tuy chỉ chiếm 2 - 3% chi phí của toàn nền kinh tế nước ta nhưng lại có tác động rất lớn tới mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng nhiều lần, khiến các doanh nghiệp taxi đứng trước sự lựa chọn tăng giá cước, hoặc chấp nhận lỗ. Tăng giá cước hay không, tăng như thế nào cho phù hợp là vấn đề khiến các doanh nghiệp đang phải đau đầu tính toán. Khó khăn nhất hiện nay là lái xe taxi chạy khoán hay taxi công nghệ, khi giá xăng dầu cao, cùng với hàng loạt chi phí khác tăng theo nhưng phía doanh nghiệp vẫn thu về trên 30% nên lái xe càng chạy càng lỗ.

Ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc Mai Linh vùng I, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết: "Nếu không tăng giá cước, doanh nghiệp sẽ phải hỗ trợ tiền xăng cho lái xe. Nếu không họ cũng đành nghỉ việc. Lộ trình cơ cấu giá cước chúng tôi đang tính toán để cho phù hợp. Hiện giá cước ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đang cao hơn từ 1 nghìn đến 1500 đồng/km. Chúng tôi đang cùng các doanh nghiệp điều chỉnh giá cho phù hợp".

Xăng dầu tuy chỉ chiếm 2 - 3% chi phí của toàn nền kinh tế nước ta nhưng lại có tác động rất lớn tới mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội, đặc biệt là đối với người thu nhập thấp. Khi xăng tăng giá, các loại hàng hóa, nguyên liệu đầu vào sẽ điều chỉnh tăng theo càng làm tăng áp lực cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa sau đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất của việc tăng giá xăng dầu là vận tải, logistics, đánh bắt cá xa bờ và nông nghiệp.

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nêu ý kiến: “Nhiều giải pháp đã được các doanh nghiệp vận tải tính toán nhưng các giải pháp đó tác động lên giá xăng dầu cũng chẳng được bao nhiêu. Đến lúc này các doanh nghiệp rất cần Nhà nước có gói hỗ trợ giá xăng dầu thì sản xuất mới ổn định được”. 

Mới đây, Bộ Tài chính giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu từ 500-1.000 đồng/lít là động thái tích cực nhằm hỗ trợ giá nhiên liệu trong nước trong giai đoạn khó khăn. Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu chưa dừng lại ở mức hiện nay, mà sẽ tiếp tục tăng. Khi giá xăng dầu thế giới tăng, quỹ bình ổn sẽ không thể gánh được quá lâu khi giá xăng dầu thế giới tăng cao. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, vai trò của Nhà nước là tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung, tìm cách tiếp cận nguồn cung giá rẻ; tiếp tục tăng nguồn cung trong nước trên cơ sở phục hồi công suất nhà máy Nghi Sơn và các đơn vị khác; tiếp tục quản lý tốt thị trường xăng dầu. Chỉ có như vậy thì toàn bộ nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp vận tải nói riêng mới có cơ hội thoát khỏi sự điêu đứng hiện nay, phục hồi kinh doanh trở lại. 

Mạnh Phương
Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025.

Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.