Chuyên mục


Định danh xe hợp đồng

17/06/2024 11:21 (GMT +7)

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho rằng, đưa loại hình kinh doanh này vào khuôn khổ pháp lý để quản lý, tạo điều kiện cho ngành vận tải phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ. Khi định danh đúng xe hợp đồng thì các vấn đề lo ngại khác sẽ được gỡ vướng.

70% dịch vụ vận tải hành khách muốn được quản lý

Trong những năm qua, hoạt động vận tải đường bộ ngày càng phát triển mạnh mẽ, các phương tiện kinh doanh vận tải gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Nếu như năm 2013, cả nước có tổng số 121.897 phương tiện kinh doanh vận tải thì đến hết năm 2023, số xe kinh doanh vận tải là 921.333 xe, tăng gấp 7,5 lần.

Trong số 331.914 xe khách có 17.537 xe tuyến cố định, 225.264 xe hợp đồng, 4.717 xe du lịch, 74.222 xe taxi, 8.757 xe buýt và 1.417 xe trung chuyển. Hiện nay, vận tải đường bộ vẫn đảm nhận tỷ trọng lớn tổng khối lượng vận chuyển hành khách. Thống kê năm 2023, vận tải hành khách đường bộ chiếm 91,39%.

Theo các chuyên gia, với số lượng xe hợp đồng chiếm đến gần 70% tổng số xe khách, loại hình vận tải này đang đóng vai trò rất lớn trong vận chuyển, luân chuyển hành khách, được nhiều người dân lựa chọn sử dụng.

Chủ tịch VATA Nguyễn Văn Quyền trăn trở về những tiêu cực của xe hợp đồng khi chưa được định danh

Chủ tịch VATA Nguyễn Văn Quyền trăn trở về những tiêu cực của xe hợp đồng khi chưa được định danh

Nắm rõ thực tế sự vận hành trong lĩnh vực vận tải đường bộ, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) cho biết không thể phủ nhận việc bùng nổ của loại hình xe hợp đồng trong thời gian gần đây là một xu thế tất yếu. 

"Vận tải khách theo hợp đồng đáp ứng nhu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao của hành khách. Trong kinh tế thị trường, người sử dụng dịch vụ sẽ là người quyết định xu thế phát triển của các loại hình dịch vụ", Chủ tịch VATA cho biết tại toạ đàm "Ứng xử thế nào với xe hợp đồng?" do Báo Giao thông tổ chức mới đây. 

Theo ông Quyền, sự phát triển của xe hợp đồng phần lớn đến từ việc họ đã tận dụng tốt các tiến bộ của khoa học - công nghệ để đưa ra một hình thức kinh doanh mới mẻ, đáp ứng tốt hơn sự mong đợi của người dân. Đó chính là lý do vì sao chỉ trong thời gian ngắn, số lượng xe hợp đồng đã tăng lên chóng mặt, chiếm tới 70% tổng số xe khách toàn quốc.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà xe hợp đồng mang lại, những người trong nghề như ông cũng không khỏi trăn trở về những vấn đề tiêu cực đang tồn tại. Liệu có sự cạnh tranh lành mạnh giữa xe hợp đồng và xe tuyến cố định hay không khi mà việc quản lý hai loại hình này còn nhiều bất cập? "Tính bình đẳng trong cạnh tranh giữa kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định và kinh doanh theo tuyến xe hợp đồng chưa được định danh rõ. Trong khi quản lý tuyến cố định quá chặt trong khi quản lý với xe hợp đồng còn quá lỏng lẻo, chưa thực sự bình đẳng", ông phân tích.

Đưa vào khuôn khổ pháp lý,  thuế, an toàn... không còn vướng

Điều quan trọng nhất lúc này là các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm vào cuộc để định danh và đưa loại hình kinh doanh này vào một khuôn khổ pháp lý phù hợp. "Cơ quan quản lý Nhà nước nên có cái nghiên cứu để định danh cho hình thức kinh doanh này sao cho phù hợp. Chúng ta cũng nên đưa loại hình kinh doanh này vào khuôn khổ pháp lý để quản lý, tạo điều kiện cho ngành vận tải phát triển theo hướng ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ", Chủ tịch VATA nhấn mạnh.

Về vấn đề thực hiện nghĩa vụ thuế của các đơn vị kinh doanh xe hợp đồng, một số người cũng lo ngại liệu những người hoạt động theo xe hợp đồng đã đóng thuế như thế nào? Những khi đã đưa vào khuôn khổ, cơ quan Nhà nước sẽ có những biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm, đảm bảo sự công bằng cho tất cả doanh nghiệp vận tải.

Xe hợp đồng chiếm lĩnh 2/3 nhu cầu thị trường nhưng lại chưa được công nhận cũng là yếu tố cản trở việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong ngành vận tải hành khách đường bộ

Xe hợp đồng chiếm lĩnh 2/3 nhu cầu thị trường nhưng lại chưa được công nhận cũng là yếu tố cản trở việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong ngành vận tải hành khách đường bộ

Còn về vấn đề an toàn, ông Quyền cho biết: "Các doanh nghiệp tham gia tọa đàm hôm nay đều là những doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, cách quản lý khá bài bản, có thương hiệu và vị trí cao trong thị trường vận tải. Tuy nhiên, với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao, không có phòng ban quản lý an toàn, quy trình phục vụ thì vẫn còn đó những lo ngại liên quan đảm bảo an toàn.

Đây cũng là vấn đề cần quan tâm khi triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ sắp tới. Cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu xem có nên điều chỉnh điều này hay không, để kinh doanh loại hình xe hợp đồng chỉ do doanh nghiệp hay hợp tác xã được tham gia, hay cho phép cả hộ kinh doanh được kinh doanh.

Đồng thời, ông Quyền cũng lưu ý các cơ quan quản lý cần nghiên cứu sửa đổi quy định về kinh doanh vận tải theo hợp đồng trong dự thảo Luật Đường bộ để phù hợp với thực tiễn. "Theo tôi, loại hình kinh doanh này nếu xếp vào cố định cũng chỉ chạy ở cự ly 120km trở lại. Thế thì có nhất thiết phải vào bến hay không, hay cho phép các xe được đón trả khách ở các vị trí hợp lý, đảm bảo an toàn giao thông?", ông nêu vấn đề và đề xuất "cơ quan quản lý nghiên cứu giảm bớt tiêu chí quản lý vận tải hành khách tuyến cố định, cũng như mở rộng khái niệm về bến xe, để có thể có những bến tạm thời ngoài các bến đã được quy hoạch."

Cần gấp rút định danh loại hình vận tải hành khách bằng xe hợp đồng cơ bản đều được nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đồng tình quan điểm. Ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Cục Đường bộ Việt Nam thừa nhận loại hình kinh doanh vận tải hợp đồng chưa được định danh rõ ràng và cho rằng: "Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần phải có định danh và giải thích rõ ràng của cụm từ xe hợp đồng. Nếu không định nghĩa được rõ ràng thì nghiên cứu đưa thành khái niệm "phương tiện không định kỳ"."

Về phía cơ quan thuế, bà Lê Thu Mai - Phó vụ trưởng Vụ kê khai và kế toán thuế, Tổng cục Thuế khẳng định: "Người nộp thuế trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hay bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc tự kê khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm", đồng thời cho biết trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế đã phát hiện vi phạm và xử phạt nhiều doanh nghiệp vận tải.

Ông Lê Ngọc Nam - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH X.E Việt Nam nhấn mạnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Mọi tổ chức hộ gia đình, kinh doanh, cá nhân đều có nghĩa vụ nộp thuế", "ngành thuế có đủ công cụ giám sát, muốn trốn thuế cũng không được" và khẳng định "việc có phát hành vé hay không không phản ánh rằng doanh nghiệp có nộp thuế hay không...

Thanh Anh
Ngành đường sắt nỗ lực khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3
Bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho hệ thống đường sắt phía Bắc, với tổng thiệt hại ước tính hơn 200 tỷ đồng. Hiện tại, ngành đường sắt đang tập trung toàn lực khắc phục sự cố để sớm khôi phục hoạt động.

Cần gần 3.000 tỷ đồng để khắc phục các tuyến quốc lộ sau bão
Theo Bộ GTVT, ước tính giá trị thiệt hại ban đầu cần khắc phục đối với quốc lộ từ Thanh Hóa trở ra các tỉnh miền Bắc vào khoảng 2.900 tỷ đồng (bao gồm chi phí dự kiến xây dựng lại cầu Phong Châu mới với dự kiến khoảng 800 tỷ đồng).

Đề xuất xây cầu Phong Châu 865 tỷ đồng
Hai là, gia cố, nâng cấp đoạn đê, kè xung yếu và hệ thống tường ngăn lũ thuộc đê tả, hữu sông Thao (kết hợp Quốc lộ 2D và Quốc lộ 32C) với quy mô dự kiến là 18 km; tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%).

Đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ vùng ảnh hưởng bão lũ
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ.

Vietnam Airlines kịp thời chuyển gần 30 tấn hàng đến vùng bão lũ
Chỉ sau 2 ngày triển khai, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa như: áo phao, thuốc men, thực phẩm, đồ uống... cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc.

Giải pháp vận hành trở lại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau bão số 3
Bão số 3 - siêu bão Yagi tuy không có thiệt hại về người trên tuyến Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp và để lại thiệt hại lớn về kết cấu hạ tầng và các công trình giao thông trên tuyến.

Phà ra đảo Cát Bà hoạt động trở lại
Sau nhiều giờ dừng phục vụ để đảm bảo an toàn trong bão số 3, từ 12 giờ trưa nay (9/9), phà Đồng Bài – Cái Viềng nối đảo Cát Bà với đảo Cát Hải của Hải Phòng đã chính thức hoạt động trở lại.