Chuyên mục


Đi bộ văn minh

27/11/2023 05:38 (GMT +7)

Người đi bộ vi phạm quy định khi sang đường đã trở thành hình ảnh không khó bắt gặp hàng ngày. Từ các con đường trong thành phố đến các tuyến đường tỉnh, quốc lộ, thậm chí cao tốc... thì chỉ cần tiện hoặc đi nhanh hơn, không ít người dân sẵn sàng băng qua, bất chấp việc mất an toàn giao thông.

Chấn chỉnh việc này không phải là chuyện ngày một ngày hai. Vừa qua, TP Hà Nội ra quân xử phạt người đi bộ sai luật, nhiều người ngạc nhiên khi lần đầu tiên bị phạt. Tuy nhiên, cũng có một số người chọn ủng hộ biện pháp này, cho rằng đây là cách nhắc nhở người đi bộ tuân thủ luật pháp giao thông, hướng đến một xã hội văn minh hơn.

Đội CSGT số 6, Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) ra quân xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông trên đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy.

Đội CSGT số 6, Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) ra quân xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông trên đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy.

Trong thực tế, các lối đi dành cho người đi bộ thường bị chiếm dụng, tạo ra khó khăn trong việc đi bộ đúng quy định. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi vỉa hè thông thoáng và các cầu vượt được thiết kế an toàn cho người đi bộ. Mặc dù có sự thuận tiện này, vẫn có người chọn cách vi phạm để tiết kiệm thời gian, bước đi ngắn hơn.

Trong phần đường ưu tiên, trách nhiệm cũng thuộc về người điều khiển phương tiện, khi điều được đặt lên hàng đầu là nhường đường cho người đi bộ đúng quy định, đảm bảo an toàn và trật tự giao thông.

Đặng Quang Anh (Võ Chí Công) chia sẻ, mỗi lần thấy người đi bộ băng qua đường dù sai luật, anh vẫn phải phanh lại để nhường "Quy tắc của tôi là không bầm còi người đi bộ, vì có thể khiến họ giật mình, thậm chí luống cuống khi đang đứng giữa dòng xe, như vậy rất nguy hiểm, tốt nhất là nhường họ, nhanh chậm 1-2 phút xảy ra chuyện gì lại là lỗi của mình".

Do đó, việc thực hiện các biện pháp giáo dục và thay đổi thái độ của cả người đi bộ và người lái xe cũng là một phần quan trọng trong việc cải thiện tình hình giao thông.

Hành vi sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính 80.000 - 100.000 đồng. Bên cạnh việc xử phạt, lực lượng CSGT chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở để người dân không tái phạm.

Hành vi sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính 80.000 - 100.000 đồng. Bên cạnh việc xử phạt, lực lượng CSGT chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở để người dân không tái phạm.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là người đi bộ khi tham gia giao thông phải chủ động thực hiện đúng luật, đúng quy định và văn minh. Theo quy định, người đi bộ là một trong những đối tượng tham gia giao thông đường bộ và được ưu tiên một làn đường riêng biệt được gọi là vỉa hè. Theo đó, người đi bộ phải tuân thủ theo Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008. Cụ thể, người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

Trong đó, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

“Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường", khoản 5, Điều 32 quy định chi tiết.

Cũng theo Luật Giao thông đường bộ 2008, tại khoản 4 Điều 11 quy định người đi bộ sẽ được ưu tiên tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

Theo đó, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Ngoài ra, những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Do đó, khi người đi bộ đi sai sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019. Tuy nhiên, thực tế CSGT hiếm khi xử phạt đối với các hành vi này. Do đó, khi ba người nói trên bị xử lý có thể gây bất ngờ cho người dân.

Theo đó, mức phạt tiền người đi bộ vi phạm giao thông là phạt từ 60.000 đồng - 100.000 đồng nếu vi phạm các hành vi dưới đây:

- Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn.

- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông.

- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Nguyên Ý
Bắc Ninh tăng cường kiểm tra vi phạm giao thông dịp lễ
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan đơn vị trong tỉnh tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.

Cục CSGT triển khai tổng đài tiếp nhận phản ánh của người dân
Cục CSGT sẽ triển khai tổng đài tiếp nhận thông tin phản ánh tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông hoặc cần hỗ trợ để xử lý các sự cố phát sinh khi lưu thông trên các tuyến cao tốc qua số điện thoại 1900 8099.

Khuyến cáo giao thông Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Cục Cảnh sát giao thông vừa đưa ra khuyến cáo giao thông phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Tìm cách vận hành đèn tín hiệu hợp lý ở ngã 3 Đặng Kinh - Chùa Vẽ
Hệ thống đèn giao thông tại ngã 3 liên phường, quận Hải An, Hải Phòng đã được chuyển hẳn sang tín hiệu màu vàng nhấp nháy. So với trước đây thì tình trạng ách tắc trên tuyến đường đã thuyên giảm. Tuy vậy, các tài xế container ra vào cảng lại thấp thỏm hơn...

Quảng Ninh: Tăng cường đảm bảo TTATGT dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

TT.Huế: Đảm bảo ATGT trên quốc lộ và cao tốc
Chiều 22/4, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác đảm bảo an toàn giao thông các Quốc lộ và phân luồng tổ chức giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

TP.HCM lập 6 chốt trực 'điểm nóng' dịp lễ
Sở GTVT TP.HCM vừa công bố kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo giao thông thông suốt, tránh để xảy ra ùn tắc dịp lễ 30-4 và 1-5.