Chuyên mục


Đề xuất xây dựng thành phố ven sông Hồng

13/08/2023 11:52 (GMT +7)

Liên danh tư vấn định hướng sẽ tạo mặt bằng bãi sông Hồng theo hình ruộng bậc thang theo mực nước dâng. Vào mùa cạn sẽ sử dụng làm bãi đỗ xe, nơi hoạt động thể thao, kinh doanh dịch vụ và khi nước dâng trở thành dòng chảy.

Đóng góp cho đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, một liên danh tư vấn lập gồm 7 đơn vị do trường Đại học Kinh tế Quốc dân đứng đầu vừa đưa ra 10 ý tưởng về phát triển Hà Nội trong tương lai. Dự kiến, đồ án được UBND TP Hà Nội trình Chính phủ xin ý kiến Quốc hội trước khi xem xét, phê duyệt vào tháng 12.

Trong đó, bao gồm quy hoạch không gian dịch vụ hai bên sông Hồng. Cụ thể, liên danh trên định hướng sẽ tạo mặt bằng bãi theo hình ruộng bậc thang theo mực nước dâng. Vào mùa cạn sẽ sử dụng làm bãi đỗ xe, nơi hoạt động thể thao, kinh doanh dịch vụ và khi nước dâng trở thành dòng chảy.

Các cầu cạn được xây dựng chạy dọc theo mép sông, tạo thành mặt sàn bê tông dọc hai bên sông; phía ngoài cùng sát mép nước làm 2 tuyến đường chạy dọc mép nước hai bên sông

Các cầu cạn được xây dựng chạy dọc theo mép sông, tạo thành mặt sàn bê tông dọc hai bên sông; phía ngoài cùng sát mép nước làm 2 tuyến đường chạy dọc mép nước hai bên sông

Theo đó, các cầu cạn được xây dựng chạy dọc theo mép sông, tạo thành mặt sàn bê tông dọc hai bên sông; phía ngoài cùng sát mép nước làm 2 tuyến đường chạy dọc mép nước hai bên sông.

Đặc biệt, phần diện tích đường nằm ven sông và đê là không gian phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ, vui chơi, giải trí, dịch vụ nghỉ dưỡng như “thành phố nổi ven sông” với định hướng trở thành trục kinh doanh dịch vụ trung tâm của thủ đô, không gian xây dựng nhà ở. Theo đó, tuyến đường cầu cạn chạy dọc hai bên sông Hồng sẽ là tuyến đường di sản phục vụ du lịch dịch vụ.

Theo đơn vị tư vấn, đây cũng là không gian để tổ chức các lễ hội văn hóa hàng tuần gồm lần lượt các lễ hội văn hóa trên cả nước được tập hợp về đây để tái hiện lại các lễ hội văn hóa, quảng bá du lịch cho các địa phương.

Ngoài ra, liên danh đề xuất khu vực Gia Lâm - Long Biên nghiên cứu hình thành các khu thương mại - dịch vụ - du lịch - vui chơi quy mô lớn để cạnh tranh với các trung tâm vui chơi nổi tiếng của Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc với nhiều chủ đề, gắn với các lợi thế về văn hóa - lịch sử - thiên nhiên.

Khu vực Hoàng Mai - Thanh Trì phát triển các công trình thương mại, dịch vụ có kiến trúc hiện đại, trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp quốc gia, trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại dịch vụ quốc tế. Tại khu vực này cũng xây dựng các mô hình kinh tế đêm phù hợp với giới trẻ, hiện đại, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Liên danh cũng đề xuất xây dựng thành phố khoa học, thành phố du lịch văn hóa và thành phố thu hút giới tinh hoa. Trong đó, Hòa Lạc là thành phố khoa học công nghệ, trục Láng - Hòa Lạc là trục đô thị khoa học công nghệ.

Sơn Tây - Ba Vì được quy hoạch trở thành thành phố du lịch - văn hóa với các di sản văn hóa như thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, khai thác tiềm năng sinh thái và khí hậu đặc thù rừng quốc gia Ba Vì để phát triển nghỉ dưỡng.

Khu vực phía Bắc được đề xuất xây dựng mô hình phố trong rừng để thu hút giới tinh hoa như "Beverly Hills" (thành phố nằm ở phía tây Los Angeles, California, Mỹ, nơi có nhiều người giàu ca sĩ, diễn viên nổi tiếng sinh sống), kèm theo cơ chế quản lý đồi rừng, trung tâm sẽ là Sóc Sơn...

Được biết, 6 đơn vị còn lại Liên danh tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 gồm Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng); Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải); Viện Chiến lược thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông); Viện Quy hoạch Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Kim Khánh
Từ ngày 2-11/10, đề phòng thời tiết khắc nghiệt
Từ ngày 2-11/10, các khu vực đều có mưa và dông; riêng khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to (mưa chủ yếu vào chiều tối và đêm) cần đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Thêm ý kiến về điều chỉnh Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết Chính phủ đề nghị điều chỉnh 4 nội dung theo tờ trình về tổng mức đầu tư dự án, diện tích đất thu hồi, thời gian thực hiện dự án, bổ sung nội dung bố trí tái định cư.

Hòa Bình thiệt hại nặng vì mưa lũ
Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong những ngày qua khiến 1 người chết, hàng nghìn ha hoa màu bị ngập úng, nhiều tuyến đường trên địa bàn bị sạt lở, ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường.

Vị trí sạt lở trên QL6 đã được khắc phục, giao thông trở lại bình thường
Điểm sạt lở tại Km Km78+420 - Km85+100 QL6 (sáng 28/9) đã được cơ quan chức năng khẩn trương khắc phục. Đến sáng nay (29/9) giao thông đã trở lại bình thường.

Sơn La: Mưa lũ khiến 3 người mất tích tại huyện Phù Yên
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 26/9 đến ngày 28/9, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa to gây thiệt hại về người và ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, nhà cửa của nhân dân, đặc biệt tại huyện Phù Yên.

Sạt lở trên quốc lộ 6, giao thông ùn tắc
Do ảnh hưởng của mưa lớn, quốc lộ 6 đoạn qua dốc Cun (Hoà Bình) bất ngờ xảy ra sạt lở khiến giao thông ùn tắc cục bộ.

Công ty đường bộ Bình Định khẳng định chất lượng thảm nhựa đường trời mưa
Đây là một quan điểm rất khác với Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa của một đơn vị đã thi công 42 gói thầu ở Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai...