Chuyên mục


Đề xuất quy định mới về trích tiền xử phạt vi phạm giao thông

12/08/2024 10:21 (GMT +7)

Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Đây là dự thảo nghị định nhằm thực hiện quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Bộ Công an đề xuất quy định mới về trích tiền xử phạt vi phạm giao thông

Bộ Công an đề xuất quy định mới về trích tiền xử phạt vi phạm giao thông

Theo đó, tại Điều 2 của dự thảo nghị định nêu, cơ quan được sử dụng kinh phí từ xử phạt vi phạm giao thông gồm: Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố; Ban An toàn giao thông quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố; các lực lượng khác tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông thuộc lực lượng công an, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Trong khi đó, tại Điều 3 của dự thảo quy định về nguyên tắc bố trí kinh phí, lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí như sau:

Lực lượng công an được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện hoạt động tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông từ 70 - 85% khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và 30% khoản thu từ đấu giá biển số xe.

Các cơ quan khác không thuộc lực lượng công an được ngân sách nhà nước bố trí từ 15 - 30% khoản thu từ xử phạt vi phạm giao thông.

Cũng theo dự thảo nghị định, Điều 4 quy định về nội dung chi kinh phí bao gồm: Chi đặc thù bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giao thông vận tải; chi đặc thù bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lực lượng công an; chi đặc thù bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho địa phương.

Về chi đặc thù bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lực lượng công an, dự thảo quy định việc chi như thực hiện quá trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông; chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm; chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xử lý ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong giờ cao điểm (buổi sáng từ 6h30 - 8h30, buổi chiều từ 16h30 - 18h30) tại các thành phố; chi mua sắm phục vụ nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng CSGT do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ hiện hành...

Về mức chi cụ thể, dự thảo nêu trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/người bị tử vong, không quá 5 triệu đồng/người bị thương nặng.

Trong dịp Tết Nguyên đán, ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, thăm hỏi không quá 5 triệu đồng/người với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.

Đối với bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm, theo dự thảo, tối đa 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau), tối đa không quá 10 ca/tháng.

Mức chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM là 100.000 đồng/ca/người, tối đa không quá 15 ca/tháng.

Tại Hải Phòng, Đà Nẵng là 100.000 đồng/ca/người, tối đa không quá 10 ca/tháng; Cần Thơ là 100.000 đồng/ca/người, tối đa không quá 5 ca/tháng.

Mức chi hỗ trợ cho người thực hiện kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính, tuần tra kiểm soát trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 300.000 đồng/người/ngày.

Mức chi mua tin mỗi vụ việc bằng 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính với tổ chức, cá nhân nhưng không quá 5 triệu đồng.

Thanh Minh
Ngành đường sắt nỗ lực khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3
Bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho hệ thống đường sắt phía Bắc, với tổng thiệt hại ước tính hơn 200 tỷ đồng. Hiện tại, ngành đường sắt đang tập trung toàn lực khắc phục sự cố để sớm khôi phục hoạt động.

Cần gần 3.000 tỷ đồng để khắc phục các tuyến quốc lộ sau bão
Theo Bộ GTVT, ước tính giá trị thiệt hại ban đầu cần khắc phục đối với quốc lộ từ Thanh Hóa trở ra các tỉnh miền Bắc vào khoảng 2.900 tỷ đồng (bao gồm chi phí dự kiến xây dựng lại cầu Phong Châu mới với dự kiến khoảng 800 tỷ đồng).

Đề xuất xây cầu Phong Châu 865 tỷ đồng
Hai là, gia cố, nâng cấp đoạn đê, kè xung yếu và hệ thống tường ngăn lũ thuộc đê tả, hữu sông Thao (kết hợp Quốc lộ 2D và Quốc lộ 32C) với quy mô dự kiến là 18 km; tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%).

Đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ vùng ảnh hưởng bão lũ
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ.

Vietnam Airlines kịp thời chuyển gần 30 tấn hàng đến vùng bão lũ
Chỉ sau 2 ngày triển khai, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa như: áo phao, thuốc men, thực phẩm, đồ uống... cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc.

Giải pháp vận hành trở lại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau bão số 3
Bão số 3 - siêu bão Yagi tuy không có thiệt hại về người trên tuyến Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp và để lại thiệt hại lớn về kết cấu hạ tầng và các công trình giao thông trên tuyến.

Phà ra đảo Cát Bà hoạt động trở lại
Sau nhiều giờ dừng phục vụ để đảm bảo an toàn trong bão số 3, từ 12 giờ trưa nay (9/9), phà Đồng Bài – Cái Viềng nối đảo Cát Bà với đảo Cát Hải của Hải Phòng đã chính thức hoạt động trở lại.