Đề xuất 11 dự án kết nối cảng biển
Theo Sở GTVT, đầu tiên là dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ đường vành đai 2 đến khu công nghiệp Phú Hữu (thành phố Thủ Đức).
Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT) vừa đề xuất UBND thành phố bổ sung thêm 30.500 tỉ đồng vào kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư 11 dự án giao thông trọng điểm kết nối cảng biển. Kế hoạch này cũng sẽ được trình Hội đồng nhân dân TPHCM trong kỳ họp tới.

6 dự án chuẩn bị đầu tư trong đó có 3 dự án để khép kín đường vành đai 2 với tổng vốn đầu tư hơn 26.000 tỉ đồng
Kiến nghị vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP HCM, sau gần 5 tháng triển khai thu phí hạ tầng cảng biển. Các dự án được đề xuất đều là công trình trọng điểm kết nối cảng biển nhiều năm chưa được đầu tư, hoặc những tuyến đường đang quá tải.
Theo Sở GTVT, đầu tiên là dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ đường vành đai 2 đến khu công nghiệp Phú Hữu (thành phố Thủ Đức). Dự án này đã có quyết định đầu tư, hiện tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng, tăng hơn 800 tỉ đồng so với mức đầu tư ban đầu vì chi phí giải phóng mặt bằng.
Tiếp đó là 6 dự án chuẩn bị đầu tư trong đó có 3 dự án để khép kín đường vành đai 2 với tổng vốn đầu tư hơn 26.000 tỉ đồng. Dự án xây dựng hoàn thiện đoạn tuyến đường vành đai phía ông đoạn từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy (hơn 1.200 tỉ đồng), xây dựng đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu (khoảng 578 tỉ đồng), xây cầu Thủ Thiêm 4 (hơn 5.300 tỉ đồng).
Cuối cùng là bốn dự án mới được đưa vào danh mục đề xuất, bao gồm: mở rộng đường vành đai phía Đông từ 6 làn lên 12 làn, đoạn từ nút giao Mỹ Thủy cầu Phú Hữu đến (hơn 2.200 tỉ đồng); mở rộng trục đường Bắc Nam từ 4 làn lên 10 làn, đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm (gần 4.500 tỉ đồng); nâng cấp cầu Bình Triệu 1, Bình Phước 1 (gần 300 tỉ đồng).
TP HCM thu phí hạ tầng cảng biển từ đầu tháng 4, mức thấp nhất 15.000 đồng cho mỗi tấn hàng không đóng trong container (hàng xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP HCM); cao nhất 4,4 triệu đồng mỗi container loại 40 feet (hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan...). Từ đầu tháng 8, thành phố giảm mức phí cho hàng vận chuyển bằng đường thủy nội địa, doanh nghiệp làm tờ khai ở địa phương khác.
Tính đến đến ngày 18/8, sau gần 5 tháng triển khai, tổng nguồn thu đạt gần 1.100 tỷ đồng. Tức mỗi tháng thành phố thu được trung bình hơn 220 tỷ đồng phí hạ tầng. Như vậy trong 5 năm, số phí thành phố thu được khoảng 13.200 tỷ đồng. Sau khi trích một phần cho đơn vị thu, toàn bộ nguồn thu sẽ được đầu tư các công trình quanh cảng. Đây là một phần trong kế hoạch bổ sung vốn đầu tư cho hạ tầng kết nối các cảng chậm trễ nhiều năm.