Chuyên mục


Ô tô mới bán chạy bậc nhất ở Việt Nam

04/09/2022 05:28 (GMT +7)

Xét trên tiêu chí doanh số, trong nửa đầu năm 2022, thị trường Việt Nam đứng thứ 4, đạt mức tăng trưởng 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Sản xuất ô tô Đông Nam Á (AAF) mới đây đã công bố số liệu thị trường ô tô trong khu vực 6 tháng đầu năm 2022. Các quốc gia được theo dõi và thống kê bao gồm Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tổng cộng, 7 quốc gia được AAF theo dõi tiêu thụ hơn 1,6 triệu xe ô tô trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai thị trường Indonesia và Thái Lan tiếp tục dẫn đầu khu vực, với doanh số ô tô trong 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 475.321 xe và 467.622 xe.

Xếp sau về doanh số bán xe lần lượt là Malaysia, Việt Nam và Philippines. Số lượng xe ô tô được bán ra của 3 quốc gia này là 331.386 xe, 201.840 xe và 154.874 xe.

Myanmar và Singapore là hai quốc gia có tổng doanh số bán ô tô thấp nhất, lần lượt đạt 5.848 xe và 21.965 xe trong 6 tháng đầu năm.

Xét trên tiêu chí doanh số, trong nửa đầu năm 2022, thị trường Việt Nam đứng thứ 4, đạt mức tăng trưởng 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các quốc gia được AAF thống kê, Việt Nam là thị trường tăng trưởng cao nhất.

Tăng trưởng về số lượng xe sản xuất của Việt Nam chỉ xếp sau Malaysia. Nguồn: Hiệp hội Sản xuất ô tô Đông Nam Á (AAF)

Tăng trưởng về số lượng xe sản xuất của Việt Nam chỉ xếp sau Malaysia. Nguồn: Hiệp hội Sản xuất ô tô Đông Nam Á (AAF)

Về số lượng xe ô tô được sản xuất, AAF chỉ thống kê ở 6 thị trường, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, không có Singapore.

Theo đó, Thái Lan là quốc gia sản xuất ô tô nhiều nhất khu vực Đông Nam Á trong 6 tháng đầu năm với tổng sản lượng sản xuất đạt 911.078 xe. Xếp thứ hai là Indonesia với lượng xe sản xuất đạt 658.285 xe, tăng 28% so với 6 tháng đầu năm 2021.

Trong nửa đầu năm 2022, sản lượng sản xuất ô tô của thị trường Việt Nam đạt 124.946 xe, tăng trưởng 28,3% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm các quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất khu vực về sản lượng sản xuất ô tô.

Tăng trưởng về số lượng xe sản xuất của Việt Nam chỉ xếp sau Malaysia, quốc gia đã sản xuất 317.933 xe trong 6 tháng đầu năm, tăng 31,8% so với 6 tháng đầu năm 2021.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 7, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 30.254 xe, tăng 20% so với tháng 6 và tăng tới 88% so với tháng 7/2021 do năm ngoái là giai đoạn giãn cách xã hội.

VAMA cho biết, trong số 30.254 xe được bán ra có 23.087 xe du lịch, 6.945 xe thương mại và 222 xe chuyên dụng. So với tháng trước, doanh số xe du lịch tăng 30%, xe thương mại tăng 1,8% và xe chuyên dụng giảm 57% so với tháng trước.

Doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 13.759 xe, tăng 25% so với tháng trước và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 16.495 xe, tăng 17% so với tháng trước.

Báo cáo từ VAMA cũng cho hay, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 7 đạt 232.094 xe, tăng 39% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, xe ô tô du lịch đạt 181.022 xe, tăng 57%; xe thương mại đạt 47.443 xe, giảm 0,5% và xe chuyên dụng đạt 3.629 xe, tăng 3% so với năm 2021.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 8/2022, đã có 9.906 chiếc ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam, kim ngạch đạt 206,25 triệu USD. Trong đó, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu về nước chiếm tỷ trọng lớn với 8.840 xe, kim ngạch nhập khẩu 147,6 triệu USD.

Tính từ đầu năm đến giữa tháng 8/2022, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu đạt 87.909 xe với kim ngạch 2,074 tỷ USD, giảm khá sâu so với cùng kỳ năm ngoái (số xe nhập khẩu cùng kỳ năm ngoái là 105.579 xe, kim ngạch 2,34 tỷ USD).

Thái Lan tiếp tục là thị trường có lượng xe nhập khẩu về nước lớn với gần 31.800 xe, đạt kim ngạch 634,4 triệu USD (tính đến hết tháng 7); tiếp theo sau là Indonesia với 28.109 xe, kim ngạch 401,65 triệu USD; Trung Quốc với 12.104 xe, kim ngạch 488,2 triệu USD.

Hồng Thơ
Đề xuất xây cầu Phong Châu 865 tỷ đồng
Hai là, gia cố, nâng cấp đoạn đê, kè xung yếu và hệ thống tường ngăn lũ thuộc đê tả, hữu sông Thao (kết hợp Quốc lộ 2D và Quốc lộ 32C) với quy mô dự kiến là 18 km; tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%).

Đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ vùng ảnh hưởng bão lũ
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ.

Vietnam Airlines kịp thời chuyển gần 30 tấn hàng đến vùng bão lũ
Chỉ sau 2 ngày triển khai, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa như: áo phao, thuốc men, thực phẩm, đồ uống... cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc.

Giải pháp vận hành trở lại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau bão số 3
Bão số 3 - siêu bão Yagi tuy không có thiệt hại về người trên tuyến Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp và để lại thiệt hại lớn về kết cấu hạ tầng và các công trình giao thông trên tuyến.

Phà ra đảo Cát Bà hoạt động trở lại
Sau nhiều giờ dừng phục vụ để đảm bảo an toàn trong bão số 3, từ 12 giờ trưa nay (9/9), phà Đồng Bài – Cái Viềng nối đảo Cát Bà với đảo Cát Hải của Hải Phòng đã chính thức hoạt động trở lại.

Phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Pleiku tầm nhìn đến năm 2050
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Pleiku thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vietjet tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet vừa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.