Chuyên mục


Đề nghị xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

25/04/2022 17:13 (GMT +7)

Trong dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất các chính sách về quy tắc giao thông đường bộ; chỉ huy, điều khiển giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ...

Bộ Công an cho biết, thời gian qua việc triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, sau một thời gian dài phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, không phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi khách quan phải có những đạo luật thay thế, điều chỉnh từng lĩnh vực.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Luật Giao thông đường bộ quy định 3 lĩnh vực độc lập, khác nhau là TTATGT đường bộ, hạ tầng đường bộ và vận tải đường bộ nên có nhiều vấn đề bất cập, phải sử dụng nhiều văn bản dưới Luật để điều chỉnh.

Theo Bộ Công an, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo hành bảo trì quản lý vận tải đường bộ nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể, nhất là cơ chế thu hút, sử dụng vốn, quản lý đầu tư, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng… còn rất nhiều vấn đề bất cập.

Trong các chế định liên quan đó, an toàn giao thông thuộc lĩnh vực trật tự xã hội chủ yếu quản lý trạng thái động; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh trạng thái tĩnh. Như vậy, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 điều chỉnh 2 trạng thái động và tĩnh đan xen, chồng lấn nhau. Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải đều phải dùng các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của mình để điều chỉnh các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ 2008 không quy định rõ cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về an ninh trật tự và cơ quan quản lý Nhà nước về hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật. Từ đó xuất hiện những vấn đề bất cập, chồng chéo; việc phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương để gắn trách nhiệm, huy động nguồn lực còn hạn chế, chưa rõ ràng dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Kinh nghiệm lập pháp của một số nước lớn trên thế giới thì các nội dung liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong đạo luật riêng, tách bạch với đạo luật về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo đó, vấn đề phát triển hạ tầng phải có cơ chế riêng để thu hút nguồn lực đầu tư, vấn đề trật tự, an toàn giao thông phải có đạo luật chuyên sâu điều chỉnh. Kinh nghiệm của các nước nêu trên hoàn toàn có thể áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Do đó, việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để điều chỉnh chuyên sâu các nội dung về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tách bạch với lĩnh vực đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ, trên cơ sở kế thừa Luật Giao thông đường bộ năm 2008, luật hóa một số quy định ở các văn bản dưới luật và bổ sung một số quy định mới, tạo ra một hành lang pháp lý để giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đang đặt ra trong tình hình hiện nay về trật tự, an toàn giao thông là rất cần thiết.

Qua quá trình lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật, Bộ Công an xác định có 6 chính sách trong dự án Luật được đánh giá tác động, bao gồm:

Chính sách 1: Quy tắc giao thông đường bộ.

Chính sách 2: Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Chính sách 3: Chỉ huy, điều khiển giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chính sách 4: Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.

Chính sách 5: Tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chính sách 6: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Nguyên Ý
Hải Phòng: Xử lý các đối tượng vi phạm TTATGT qua phản ánh của người dân
Công an thành phố Hải Phòng vừa thông tin cho biết, Trạm Cảnh sát giao thông Lưu Kiếm mới đây đã xử lý trường hợp một học sinh buông hai tay điều khiển xe máy điện từ nguồn tin phản ánh của người dân.

Quảng Ninh: Xe container va chạm với xe mô tô khiến một người tử vong
Trao đổi với PV Banduong.vn, đại diện Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh  cho biết, vào hồi 10h15 ngày 28/3, tại Km 78 + 300, QL18, thuộc khu Phú Thanh Tây,  phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 người phụ nữ tử vong.

Va chạm với xe đầu kéo, 2 thiếu niên thương vong
Một vụ tai nạn giữa xe máy và xe đầu kéo vừa xảy ra trên Quốc lộ 6, đoạn qua huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La khiến 2 thiếu niên thương vong.

Hoà Bình: Cảnh sát hóa trang ghi hình, kéo giảm vi phạm lứa tuổi học sinh
Thời gian qua, đội Cảnh sát giao thông – Trật tự (CSGT-TT), Công an TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình thường xuyên phân công cán bộ hóa trang, phát hiện và xử lý vi phạm tại các cổng trường, qua đó kéo giảm vi phạm ở lứa tuổi học sinh.

Xe tải gây tai nạn nghiêm trọng tại huyện Mộc Châu, một người đứt lìa chân
Cơ quan chức năng huyện Mộc Châu – Sơn La đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng khi xe tải đâm vào xe đạp đi cùng chiều và một xe máy trên QL.6 đoạn qua huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Khởi tố thanh niên thông chốt, tông gãy xương CSGT-TT
Khi bị tổ công tác ra tín hiệu dừng xe, Tâm đã tăng ga, lao thẳng vào Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông - Trật tự (CSGT-TT) thị xã Thuận Thành khiến chiến sĩ này gãy xương.

Đồng Nai: Thêm 30 biển báo giới hạn tốc độ trên QL.1
Theo Văn phòng Quản lý đường bộ IV.2 (Khu Quản lý đường bộ IV, Cục Đường bộ Việt Nam), đơn vị quản lý tuyến QL1 vừa cho lắp bổ sung 30 biển báo tốc độ tối đa cho phép trên QL1 đoạn huyện Xuân Lộc và thành phố Long Khánh (Đồng Nai).