Cục Đường bộ tiếp thu nhiều ý kiến của VATA về kinh doanh vận tải và cấp GPLX
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có công văn trả lời những kiến nghị về sửa đổi các văn bản QPPL về lĩnh vực kinh doanh vận tải, đào tạo sát hạch, cấp GPLX của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải về việc trả lời kiến nghị sửa đổi văn bản QPPL lĩnh vực vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp GPLX của Hiệp Hội Vận tải ô tô Việt Nam tại có văn bản số 75/CV-HHVT ngày 10/7/2023.
Sau khi nghiên cứu, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, thứ nhất, đối với kiến nghị sửa đổi hình thức đào tạo lái xe ô tô:
Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác đào tạo, Cục Đường bộ Việt Nam nhận thấy việc quy định đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo đối với nội dung đảo tạo Lý thuyết để cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và các hạng F đến nay đã không còn phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng khoa học công nghệ 4.0.
Tiếp thu ý kiến kiến nghị của của Hiệp Hội Vận tải ô tô Việt Nam, Đại biểu quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (chuyển đơn đề nghị của cơ sở đào tạo) và một số cơ sở đào tạo lái xe đề nghị xem xét cho phép dạy và học theo hình thức đảo tạo từ xa, tự học có hướng dẫn (trực tuyến) đối với nội dung Lý thuyết cho các hạng giấy phép lái xe, để đáp ứng nhu cầu học lái xe cho các đối tượng người học là lực lượng lao động chính trong xã hội đang trực tiếp làm việc trong các cơ quan công sở, doanh nghiệp và học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Ngày 14/7/2023, Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản số 4653/CĐBVN- QLVT,PT&NL gửi Bộ Giao thông vận tải đề xuất với Bộ Công an nghiên cứu, xem xét trong quá trình hoàn thiện Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đồng thời tại Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (sau đây gọi là Dự thảo Thông tư), Cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất 02 phương án đối với hình thức đào tạo lái xe:
Phương án 1: Cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình đào tạo theo hình thức không tập trung (đào tạo từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với nội dung Lý thuyết) hoặc đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe đối với các hạng A1, A2, A3, A4, B1; đối với các hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F xây dựng chương trình đào tạo theo hình thức đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
Phương án 2: Cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình đào tạo lái xe với nội dung Lý thuyết theo hình thức kết hợp trực tiếp tại cơ sở đào tạo và học qua phần mềm trực tuyến.
Thứ hai, đối với kiến nghị sửa đổi điều kiện về Hệ thống phòng học lý thuyết, tiếp thu ý kiến kiến nghị đối với nội dung này tại các văn bản số 28/CV- HHVT ngày 31/3/2023 và 39/CV-HHVT ngày 24/4/2023 của Hiệp Hội vận tải ô tô Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam đã sửa đổi yêu cầu điều kiện về Hệ thống phòng học tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe (Nghị định 65/2016/NĐ-CP, Nghị định 10/2020/NĐ- CP, Nghị định 119/2021/NĐ-CP) (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định) và trình Bộ Giao thông vận tải xem xét ban hành tại Tờ trình số 58/TTr-CĐBVN ngày 19/5/2023; theo đó, gồm 02 loại: Phòng sử dụng học lý thuyết và Phòng sử dụng học Kỹ thuật ô tô; các cử vào nội dung các môn học các cơ sở đào tạo lái xe sẽ chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp.
Thứ ba, đối với kiến nghị sửa đổi điều kiện về diện tích sân tập lái, quy định về diện tích sân tập lái tại điểm e khoản 3 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe được kế thừa từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đào tạo lái xe từ năm 2007 cho đến nay. Sau 15 năm thực hiện và qua 04 lần đánh giá, rà soát để sửa đổi các chính sách đảm bảo phù hợp với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Cục Đường bộ Việt Nam chưa nhận được ý kiến kiến nghị đối với quy định về diện tích sân tập lái.
Vì vậy, Cục Đường bộ Việt Nam tiếp thu, triển khai đánh giá tình hình thực hiện đối với nội dung này, để báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét.
Thứ tư, đối với kiến nghị sửa đổi Chương trình đào tạo lái xe ô tô, với nội dung lý thuyết, tiếp thu ý kiến kiến nghị của Hiệp Hội Vận tải ô tô Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (sau dây gọi là Dự thảo Thông tư), Cục ĐBVN đã ra soát nội dung của từng môn học Lý thuyết và dã thực hiện sửa đổi đối với một số nội dung, cụ thể:
Bãi bỏ một số nội dung còn trùng lặp giữa các môn đồng thời điều chỉnh giảm thời lượng học phù hợp để đáp ứng yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài việc nắm vững kỹ năng, còn cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ để tham gia giao thông an toàn.
Sửa đổi quy định về kiểm tra hết môn gồm 03 môn học chính: Lý thuyết, trong hình và đường trường.
Đối với kiến nghị bỏ môn “Nghiệp vụ vận tải": theo Chương trình đào tạo đối với hạng B1 (cấp cho người không hành nghề lái xe) người học lái xe không học môn “Nghiệp vụ vận tải”; các hạng ô tô còn lại (cấp cho người hành nghề lái xe) phải học môn “Nghiệp vụ vận tải" để trang bị kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận tải, đáp ứng yêu cầu của người hành nghề lái xe nói chung như: lái xe cho các đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe trong các tổ chức không kinh doanh vận tải..., Cục Đường bộ Việt Nam đã tiếp thu điều chỉnh giảm thời gian học đối với môn học này.
Đối với nội dung thực hành lái xe, nội dung học thực hành lái xe trong hình: tiếp thu ý kiến kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tại Dự thảo Thông tư, Cục Đường bộ Việt Nam đã xây dựng theo hướng người học được xét cấp chứng chỉ đào tạo khi học đủ thời gian và tối thiểu 50% số km học thực hành lái xe trên sân tập lái, để phù hợp với kỹ năng của mỗi học viên.
Nội dung học thực hành lái xe trên đường, khoản 1 mục III Phụ lục số III (Phụ lục số 30) ban hành kèm theo Thông tư SỐ 04/2022/TT-BGTVT ngày 26/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT đã quy định học viên được coi là hoàn thành thời gian học thực hành lái xe trên đường nếu số giờ học thực hành lái xe trên đường giao thông không ít hơn 50% số giờ học thực hành lái xe trên đường quy định; theo đó, đã phù hợp với nội dung kiến nghị.
Thứ năm, đối với kiến nghị sửa đổi về cách tính lưu lượng, tiếp thu ý kiến kiến nghị của Hiệp Hội vận tải ô tô Việt Nam tại Dự thảo Thông tư Cục Đường bộ Việt Nam đã xây dựng theo hướng giao cho cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các điều kiện tổ chức đào tạo (chương trình, giáo trình, tài liệu, giáo viên, thời gian cho phép làm việc của giáo viên, hệ thống phòng học, xe tập lái) và nhu cầu của người học, lập kế hoạch đào tạo cho khóa học với thời gian dưới 03 tháng) đồng thời sửa đổi Chương trình đào tạo lái xe theo hướng quy định khối lượng học cho 01 học viên. Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe sẽ chủ động trong việc bố trí phương tiện dạy lái cũng như sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy lái phù hợp với từng thời điểm, nhằm giảm lãng phí đầu tư của đơn vị nói riêng và xã hội nói chung.
Thứ sáu, đối với kiến nghị sửa đổi về cấp phép lưu hành vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng. Trước tiên, về kiến nghị sửa đổi Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2014 của Bộ GTVT.
Căn cứ Quyết định số 646/QĐ-BGTVT ngày 26/5/2023 của Bộ GTVT về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 06 tháng cuối năm 2023 của Bộ GTVT; Cục ĐBVN đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo “Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; hai hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ" và trình Bộ GTVT xem xét tại các Tờ trình số 73/TTr-CĐBVN ngày 22/6/2023, số 79/TTr-CĐBVN ngày 04/7/2023. Ban hành theo tiến độ trong năm 2023.
Về kiến nghị phân cấp cấp Giấy phép lưu hành xe đã thực hiện, quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12/5/2023 của Bộ GTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ.
Điều 22. Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe
“1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định.".
Tại Dự thảo Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT sửa đổi, Cục ĐBVN đã đề xuất “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ theo đề nghị của lực lượng quốc phòng, công an; tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao đặt trụ sở tại Việt Nam; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung trong, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh trở lên hoặc đơn vị vận chuyển được thuê hoặc chỉ định thuộc trường hợp quy định tại Khoản này"; các trường hợp còn lại đã phân cấp về cho các Khu QLĐB, các Sở GTVT.
Thứ bảy, đối với kiến nghị sửa đổi hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách
Về nội dung đề nghị sớm đầu tư nâng cấp trung tâm lưu trữ dữ liệu giám sát hành trình và camera.., có giải pháp chỉ đạo, quản lý để người kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải truyền dữ liệu của hợp đồng và nâng cấp phần mềm tích hợp dữ liệu
Cục Đường bộ Việt Nam đang hoàn thiện Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong lĩnh vực đường bộ giai đoạn 2023-2025, định hưởng đến 2030”; trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đường bộ, xây dựng chính sách chủ trọng sử dụng công nghệ số cho tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục ĐBVN, trọng tâm là công tác quản lý vận tải, đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe; đồng thời phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và kết nối chia sẻ dữ liệu đường bộ cho các lĩnh vực, các ngành có liên quan theo yêu cầu của quy định pháp luật; hiện đã trình Bộ Giao thông vận tải xem xét phê duyệt trong tháng 7/2023.
Về nội dung điều chỉnh về thời gian cấp phù hiệu, thực hiện Chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2023, Bộ GTVT đang sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP; vì vậy, Cục Đường bộ Việt Nam tiếp thu, nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp trong quá trình sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Về nội dung phối hợp với ngành Thuế tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn..., cục Đường bộ Việt Nam tiếp thu và sẽ trao đổi với Tổng cục Thuế tại buổi làm việc giữa Cục Đường bộ Việt Nam và Tổng cục Thuế dự kiến tổ chức trong tháng 08/2023.
Hiện nay, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 65/2016/NĐ-CP, Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT và Dự thảo Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT đang được Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện trên cơ sở lấy ý kiến các cơ quan tham mưu trước khi xin ý kiến của các tổ chức và cá nhân theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, "rất mong Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tiếp tục có ý kiến góp ý cho 02 Dự thảo nói trên, để các chính sách mới phù hợp với thực tiễn và có hiệu quả trong quá trình thực thi..."