Chuyên mục


Có thể để Bộ Tài chính điều hành giá xăng

09/01/2023 12:23 (GMT +7)

Cách đây không lâu Bộ Tài chính đề nghị chuyển đầu mối điều hành xăng dầu về Bộ Công Thương, tuy nhiên động thái của Bộ Công Thương mới đây lại nêu đề xuất trao quyền điều hành xăng dầu về Bộ Tài chính "để đúng chuyên môn, nhiệm vụ".

Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, cơ quan này đề xuất trao lại quyền điều hành giá xăng dầu về Bộ Tài chính.

Bộ Công thương cho rằng, xăng dầu là mặt hàng do nhiều bộ, ngành cùng quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được phân giao.

Bộ Công thương cho rằng, xăng dầu là mặt hàng do nhiều bộ, ngành cùng quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được phân giao.

Bộ Công thương cho rằng, xăng dầu là mặt hàng do nhiều bộ, ngành cùng quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được phân giao. Chẳng hạn, Bộ Công an quản lý về phòng chống cháy nổ xăng dầu, Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý về chất lượng, tiêu chuẩn xăng dầu, còn quản lý nguồn cung và giá là Bộ Công Thương và Tài chính đảm trách...

Nếu giữ nguyên các quy định hiện nay về điều hành, quản lý với xăng dầu sẽ đúng với phân công nhiệm vụ của các bộ từ nhiều năm qua. Vậy, trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính rà soát, hướng dẫn xác định các chi phí và công bố cho Bộ Công Thương tính toán giá cơ sở. Nhưng khi có vấn đề phát sinh, như thời điểm thị trường thiếu hụt nguồn cung cuối năm 2022, sự phối hợp giữa các bộ, ngành xử lý vấn đề trong điều hành chưa được chặt chẽ, lúng túng.

Bộ Công Thương cho biết, nên đưa về một đầu mối điều hành giá xăng dầu, cũng như rà soát, hướng dẫn và tính toán các chi phí kinh doanh xăng dầu là Bộ Tài chính. Bộ Công Thương sẽ phối hợp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Trước năm 2014, Bộ Tài chính từng là cơ quan chủ trì, đảm trách việc tính toán, điều hành và công bố giá bán lẻ xăng dầu trước năm 2014. Sau thời điểm này, khi Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực, việc điều hành, công bố giá được giao Bộ Công Thương chủ trì, và Bộ Tài chính phối hợp tính toán các chi phí xăng dầu trong công thức tính giá cơ sở...

Đưa điều hành giá xăng dầu về Bộ Tài chính, theo Bộ Công Thương bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành đã được phân công.

"Quản lý điều hành giá về một đầu mối, và cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của Bộ Tài chính về lĩnh vực tài chính, do đó việc tính toán, hướng dẫn và công bố giá điều hành... sẽ chính xác theo chế độ hoạch toán, kế toán", Bộ Công Thương ý kiến.

Tuy nhiên, nếu Bộ Tài chính là đầu mối cũng có nhược điểm là điều hành giá và cung cầu thị trường sẽ "tách xa nhau", do quản lý nguồn cung thị trường vẫn do Bộ Công Thương đảm trách, nên sẽ có những bất ổn khi lợi ích giữa các chủ thể trên thị trường không được hài hòa. Chưa kể, việc này cũng không có sự độc lập khách quan trong xác định, phản ánh các chi phí kinh doanh xăng dầu trong giá cơ sở.

Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 10/2022, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sẽ đề xuất chuyển quyền quản lý xăng dầu về một đầu mối thống nhất là Bộ Công Thương, gồm việc điều hành giá, chi phí kinh doanh định mức... Việc này, theo ông Phớc sẽ đảm bảo nguồn cung thuận lợi hơn. Nhiều đại biểu Quốc hội cũng đồng tình, cho rằng "hợp lý" nếu một đầu mối điều hành xăng dầu là Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, trả lời với báo Thanh niên về vấn đề trên, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), cho rằng đề xuất trên của Bộ Tài chính là hợp lý. Bộ Công thương muốn có cơ chế hoàn chỉnh để doanh nghiệp đầu mối hoạt động tương đối độc lập, doanh nghiệp trung gian cũng độc lập, doanh nghiệp bán lẻ độc lập thì cần có cơ chế về giá. Khi đó các cơ chế, quy định về định mức chiết khấu sẽ hợp lý hơn. Doanh nghiệp độc lập, kinh doanh tốt được lãi nhiều, kinh doanh không hiệu quả tự đóng cửa, phá sản. Quan trọng là lập lại trật tự hoạt động kinh doanh xăng dầu mà việc này nằm trong tay Bộ Công thương.

Theo ông Thịnh, hiện chúng ta có 34 doanh nghiệp đầu mối, 332 thương nhân phân phối được cấp phép và quản lý bởi Bộ Công thương. Bên cạnh đó là 17.000 đại lý, cửa hàng bán lẻ kinh doanh xăng dầu do chính quyền địa phương cấp phép và quản lý. Trong thực tế, xăng dầu là mặt hàng đặc biệt, không phải ai mua về bán cũng thành công. Nó cần có chuyên gia về ngành này để đàm phán, hiểu và biết dự báo, nắm được xu thế thị trường thế giới và phân tích xu hướng, con số để đưa ra quyết định nhập khẩu theo kỳ hạn ngắn hay dài thế nào. Ngắn thì 10 - 15 ngày, dài từ 1-6 tháng. Nhưng phải biết dự báo để đưa ra quyết định. Việc có nhiều đầu mối kiểu “trăm hoa đua nở” những tưởng sẽ tạo được môi trường cạnh tranh tốt, song khi thị trường biến động quá lớn, dự báo khó khăn, trường vốn yếu… sẽ gặp thua lỗ ngay.

Thế nên, giao về cho Bộ Công thương, cơ quan quản lý từ doanh nghiệp nhập đến doanh nghiệp phân phối, sẽ chủ động và hiểu được cơ chế về chi phí tăng giảm thế nào, từ đó có phương án xây dựng giá tốt nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình kiến thiết lại thị trường và bộ máy một cách linh hoạt, chúng ta có thể cắt giảm bớt chi phí trung gian để doanh nghiệp bán lẻ lẫn người tiêu dùng tiếp cận được mức giá xăng dầu tương đối tiệm cận với giá thế giới mà không bị thiếu hàng hay lỗ lã thường xuyên.

Mỹ Diệu
Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.