Chuyên mục


Lấy ý kiến góp ý về Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo

07/12/2022 12:38 (GMT +7)

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Trong Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo (Nghị định số 07), Bộ Công Thương đã đề xuất bổ sung quy định về quản lý nhập khẩu lúa, gạo.

Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 999.750 tấn gạo, trong đó hơn 72% là gạo Ấn Độ (719.970 tấn)

Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 999.750 tấn gạo, trong đó hơn 72% là gạo Ấn Độ (719.970 tấn)

Cụ thể, Bộ Công thương cho rằng việc tăng nhập khẩu gạo có thể làm tăng cạnh tranh giữa gạo nhập khẩu với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống người sản xuất, gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Hơn nữa, do nhập khẩu gạo quá nhiều, nhưng không được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Do vậy, quan điểm của Bộ là cần phải có quy định về quản lý nhập khẩu gạo theo các tiêu chí: số lượng, trị giá, chủng loại, thị trường khách hàng xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu; cửa khẩu nhập khẩu để giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động, kịp thời điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu gạo phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.

Góp ý vấn đề này, Liên đoàn Công nghiệp & Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết Dự thảo bổ sung việc quản lý nhập khẩu gạo khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Trong đó, VCCI nhận định "Việc áp dụng các biện pháp quản lý hạn chế nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong nước, khiến giá thành sản xuất tăng, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá, sản phẩm từ Việt Nam".

Cơ quan này cũng nêu quan điểm, các biện pháp quản lý nhập khẩu nếu áp dụng, cần xem xét đến lợi ích của các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu để sản xuất. Vì thế, tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, cần cân nhắc khi bổ sung quy định về nhập khẩu lúa, gạo.

Theo đó, các biện pháp quản lý nhập khẩu đã được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản quy định chi tiết. Việc áp dụng biện pháp nào, căn cứ áp dụng, điều kiện áp dụng đều đã được quy định và các cơ quan nhà nước cần tham chiếu các quy định này khi áp dụng.

Việc áp dụng các biện pháp quản lý hạn chế nhập khẩu không phải chỉ mang lại tác dụng tích cực, chẳng hạn như Tờ trình Dự thảo đã đề cập, việc nhập khẩu gạo tăng trong thời gian qua là để phục vụ sản xuất các mặt hàng khác như thức ăn chăn nuôi, bia… trong khi Việt Nam chuyển dịch sang xuất khẩu các loại gạo cao cấp hơn.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, năm 2020, lần đầu Việt Nam ghi nhận lượng gạo nhập từ Ấn Độ tăng vọt sau nhiều năm, với 46.700 tấn, tăng hơn 9 lần so với năm 2019. Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 999.750 tấn gạo, trong đó hơn 72% là gạo Ấn Độ (719.970 tấn), với chủng loại gạo nhập chủ yếu là cấp thấp (gạo tấm và gạo trắng khác).

Nhờ giá rẻ và được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% với gạo từ Ấn Độ theo Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), sản lượng gạo nhập từ thị trường này tăng mạnh. Việc nhập khẩu gạo giá thấp quá nhiều, không được quản lý, thống kê đầy đủ, khiến cơ quan quản lý này lo ngại ảnh hưởng tới sản xuất trong nước và gián tiếp ảnh hưởng tới an ninh lương thực.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo trong nước đồng tình quan điểm nên hạn chế nhập gạo giá rẻ, để "bảo vệ quyền lợi hàng chục triệu nông dân, ngành sản xuất lúa gạo trong nước". Mặt khác họ cho rằng không loại trừ khả năng doanh nghiệp nhập về kê khai để sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng lại trà trộn để xuất sang thị trường khác, gây nhiễu và cạnh tranh không lành mạnh.

Mỹ Diệu
Avatar Thu Duc nằm trong 'tầm ngắm' của khách hàng
Khi lựa chọn một bất động sản để an cư, cho thuê hay đầu tư, tiện ích nội khu và hạ tầng ngoại vi đều là những yếu tố khách hàng quan tâm. Đặc biệt, là các tiện ích liên quan đến sức khỏe.

Bắc Ninh sẵn sàng cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm theo tinh thần “nói thật, làm thật và mang lại hiệu quả thật”. Cùng với đó, cần tiếp tục nâng cao năng lực nội sinh cho doanh nghiệp, nâng cao kết nối chuỗi giá trị hiệu quả”.

Bắc Ninh: Đối thoại, gỡ khó cho doanh nghiệp FDI
Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp FDI năm 2023 với chủ đề “Sẵn sàng tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiêp, thúc đẩy phát triển”. Hội nghị có sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp FDI đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

SAVABECO và giá trị từ thương hiệu Việt
CTCP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng (SAVABECO) do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đầu tư xây dựng tại thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Nhà máy sản xuất theo công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường bậc nhất, hứa hẹn sẽ đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về cơ chế tính giá năng lượng tái tạo
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn phát triển điện gió, điện mặt trời. Cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành là phù hợp với giá thế giới và thực tiễn kinh tế xã hội trong nước.

Techcombank đến Úc chiêu mộ nhân tài
Năm 2022, chuỗi sự kiện tuyển dụng được Techcombank tổ chức tại Singapore, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ đã đạt thành công lớn, khi thu hút đến hơn 6,000 hồ sơ là các nhân tài gốc Việt.

SHB ra mắt dòng thẻ cao cấp Visa Platinum
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt dòng thẻ tín dụng quốc tế SHB Visa Platinum & SHB Visa Platinum Star. Bộ đôi thẻ dành riêng cho phân khúc khách hàng cao cấp và nằm trong chiến dịch giới thiệu “Gia đình Thẻ SHB - Kết nối tình thân” năm 2023.