Chuyên mục


Cổ phiếu vận tải dầu khí hưởng lợi từ siêu dự án

28/03/2023 05:38 (GMT +7)

Trong ngắn hạn, các thông tin liên quan đến tiến độ triển khai dự án lô B Ô Môn và mỏ Cá Voi Xanh sẽ tác động tích cực đến thị giá cổ phiếu của nhóm ngành dầu khí.

Việc Luật Dầu Khí (sửa đổi) thông qua sẽ tích cực với nhóm dầu khí, đặc biệt, nhóm thượng nguồn trong bối cảnh sản lượng khai thác ở các mỏ hiện hữu đang suy giảm 5-8%/năm do ảnh hưởng của thời gian khai thác trong khi đó gia tăng trữ lượng trung bình giai đoạn này chỉ khoảng 12,6 triệu tấn/năm (tương đương 55% sản lượng đang khai thác).

Cụ thể, quá trình phê duyệt và triển khai các dự án lớn được kỳ vọng sẽ rút ngắn lại đáng kể, cùng với việc tăng thêm cơ chế hỗ trợ nhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào các dự án thượng nguồn.

Các thông tin liên quan đến tiến độ triển khai dự án lô B Ô Môn và mỏ Cá Voi Xanh sẽ tác động tích cực đến thị giá cổ phiếu của nhóm ngành dầu khí

Các thông tin liên quan đến tiến độ triển khai dự án lô B Ô Môn và mỏ Cá Voi Xanh sẽ tác động tích cực đến thị giá cổ phiếu của nhóm ngành dầu khí

Gần đây, dự án lô B Ô Môn (tổng vốn đầu tư dự kiến 6,7 tỷ USD cho phần thượng nguồn) đã phát đi nhiều tín hiệu tích cực và hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp trung nguồn thông qua hoạt động truyền dẫn và phân phối trong trung hạn.

Đáng chú ý, việc giá dầu tiếp tục duy trì ở mức cao sẽ nâng cao hiệu suất tiềm năng trong việc đầu tư ở phân khúc thượng nguồn. Theo Energy Intelligence, trong năm 2023, nguồn vốn đầu tư lĩnh vực thượng nguồn toàn cầu sẽ đạt 485 tỷ USD tăng 12% và phục hồi gần 30% từ mức đáy năm 2020.

Do đó, bên cạnh phát triển thị trường trong nước thì các doanh nghiệp như Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PVS, Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí - PVD có thể tận dụng tốt được nhu cầu gia tăng ở bên ngoài lãnh thổ, qua đó đảm bảo được kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng.

Năm 2023, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thượng nguồn sẽ chịu tác động chính từ sự biến động giá dầu thế giới (hơn là khối lượng công việc) trong bối cảnh rủi ro địa chính trị vẫn còn leo thang. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các thông tin liên quan đến tiến độ triển khai dự án lô B Ô Môn và mỏ Cá Voi Xanh sẽ tác động tích cực đến thị giá cổ phiếu của nhóm ngành dầu khí.

Với nhóm trung nguồn, những ảnh hưởng địa chính trị trong thời gian vừa qua, cũng như lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga đã khiến “dòng chảy” dầu thô toàn cầu phải có những điều chỉnh nhất định, ảnh hưởng tăng chi phí vận chuyển năng lượng toàn cầu.

Các hãng tàu buộc phải thay đổi lộ trình với quãng đường vận tải xa hơn để thích nghi với bối cảnh mới, nổi bật là việc dầu của Nga chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đã làm quãng đường vận tải biển tăng đáng kể so với thị trường châu Âu.

Việc áp trần giá dầu vận tải đường biển của Nga có thể tác động đến nhu cầu thuê tàu bởi liên quan đến các vấn đề bảo hiểm hàng hải, hải trình di chuyển qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, và hầu hết các hãng tàu chở dầu lớn đều thuộc châu Âu. Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí - PVT là doanh nghiệp được hưởng lợi tích cực nhất từ xu hướng này nhờ vào phần lớn đội tàu của PVT đang hoạt động ở thị trường quốc tế.

Đối với hoạt động phân phối khí, nguồn khí đang khai thác trong nước đang bước vào giai đoạn suy giảm nhanh, đặc biệt nguồn khí từ hệ thống Nam Côn Sơn 1 (Lô 06.1, Lô 11.2 và Lô 12W). Ngoài ra, nguồn khí giá rẻ đã sụt giảm mạnh và thay thế vào đó là nguồn khí có giá cao (Thiên Ưng, Đại Hùng, Sao Vàng - Đại Nguyệt, PM3 - Cà Mau mua từ Malaysia) chiếm tỷ trọng lớn sẽ tác động đáng kể đến chuỗi giá trị ngành.

Bên cạnh đó, với sự phát triển nóng và mất cân đối của các loại hình năng lượng tái tạo đã làm thay đổi bức tranh tổng thể về nhu cầu và cơ cấu năng lượng nội địa. Hệ quả là, nhu cầu khí/LNG cho công nghiệp và phát điện sẽ khó để dự báo chính xác trong thời gian tới. Việc triển khai cũng như vận hành các dự án liên quan đến khí LNG sẽ cần thêm nhiều thời gian để đánh giá, dự kiến nhanh nhất là khi quy hoạch điện VIII được thông qua.

Với nhóm hạ nguồn, ngành phân bón tuy kết quả kinh doanh không còn ở mức đỉnh lợi nhuận như 2022 nhưng vẫn ở mặt bằng cao so với các năm quá khứ.

Giá phân bón vẫn đang duy trì ở mức cao quanh 360USD/tấn, mặc dù đã giảm 37,6% so với trung bình năm 2022. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau - DCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP - DPM đẩy mạnh thị trường xuất khẩu để tận dụng sự mất cân đối cung cầu trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine. 

Nhóm chuyên gia Mirae Asset
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.