Chuyên mục


'Chuyển động thú vị' ở khu vực nông thôn

11/03/2022 23:23 (GMT +7)

Trong 5 năm (2016 - 2020), khu vực nông thôn tăng 5,57% về số hộ và tăng 8,91% về số nhân khẩu. Số hộ và số nhân khẩu khu vực nông thôn lại có sự biến động khác biệt so với xu hướng thu hẹp về số xã, thôn.

Khu công nghiệp tăng, hút lao động về định cư ở nông thôn

Tổng cục Thống kê vừa công bố ấn phẩm Kết quả chủ yếu Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020. Tính đến 01/7/2020, khu vực nông thôn có 8.297 xã, giảm 681 xã so với thời điểm 01/7/2016. Trong đó, có 1.903 xã miền núi, 2.035 xã vùng cao, 68 xã hải đảo và 4.291 xã thuộc các vùng khác với 30.294 thôn.

Số hộ và số nhân khẩu khu vực nông thôn lại có sự biến động khác biệt so với xu hướng thu hẹp về số xã, thôn. Tại thời điểm 01/7/2020, khu vực nông thôn cả nước có 16.878,15 nghìn hộ dân cư với 62.808,49 nghìn nhân khẩu. Như vậy, trong 5 năm (2016 - 2020), khu vực nông thôn tăng 5,57% về số hộ và tăng 8,91% về số nhân khẩu.

Tổng cục Thống kê cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng cư dân nông thôn. Đó là cùng với sự chia tách hộ, quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa nông thôn, nhất là địa bàn nông thôn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thu hút ngày càng nhiều lao động và theo đó là hộ dân cư từ khu vực thành thị trở về quê hương lập nghiệp hoặc đến định cư.

Hiện, cả nước có 5.768 xã có hộ/cơ sở chuyên chế biến nông, lâm, thủy sản, chiếm 69,52% tổng số xã với 220.599 hộ/cơ sở hoạt động, bình quân mỗi xã có 38,25 hộ/cơ sở. Bên cạnh đó, năm 2020 còn có 2.869 xã có doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 34,58% tổng số xã khu vực nông thôn.

Số hợp tác xã và số doanh nghiệp tăng nhanh trong những năm 2016 - 2020, nhưng chủ yếu là các cơ sở nhỏ nên quy mô sản xuất bình quân càng nhỏ hơn. Ảnh Internet

Số hợp tác xã và số doanh nghiệp tăng nhanh trong những năm 2016 - 2020, nhưng chủ yếu là các cơ sở nhỏ nên quy mô sản xuất bình quân càng nhỏ hơn. Ảnh Internet

Năm 2020, tại các xã có điểm/cửa hàng bình quân mỗi xã có 4,17 điểm/cửa hàng cung cấp giống cây trồng; 2,73 điểm/cửa hàng cung cấp giống vật nuôi; 4,09 điểm/cửa hàng giống thủy sản và 5,33 điểm/cửa hàng cung cấp vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Một số loại hình thương mại, dịch vụ mới, hiện đại cũng đã hình thành trên địa bàn nông thôn với 757 xã có cửa hàng tiện lợi, chiếm 9,12% tổng số xã. Đặc biệt, tại thời điểm 01/7/2020, cả nước có 1.836 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động, chiếm 22,13% tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 2,01 điểm phần trăm so với 01/7/2016.

Vay vốn ở nông thôn tăng thêm hơn 20%

Tỷ lệ hộ được vay vốn cho hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm trong tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản ở khu vực nông thôn có nhu cầu vay vốn của hệ thống tín dụng, ngân hàng tăng từ 53,92% năm 2016 lên 76,22% năm 2020.

 

Sự biến động số đơn vị sản xuất theo xu hướng tăng giảm khác nhau có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong đó, có việc tổ chức lại sản xuất, ưu tiên phát triển những hình thức và quy mô sản xuất có năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị hàng hóa cao. 

Ngoài ra, cũng do trong 5 năm (2016-2020) có 218 xã chuyển thành phường, thị trấn, theo đó, dịch chuyển số đơn vị sản xuất, nhất là số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản khỏi khu vực nông thôn.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh nhưng hình thức sản xuất và quy mô sản xuất được cơ cấu lại phù hợp hơn với thực tiễn và yêu cầu phát triển.

Theo kết quả điều tra hợp tác xã và doanh nghiệp 31/12/2019; điều tra hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 01/7/2020, cả nước có 9.123.018 đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,82% so với năm 2016. Trong đó, 9.108.129 hộ sản xuất, giảm 1,86%; 7.418 hợp tác xã, tăng 6,80%; 7.471 doanh nghiệp, tăng 94,25%.

Sự biến động số đơn vị sản xuất theo xu hướng tăng giảm khác nhau có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, có việc tổ chức lại sản xuất, ưu tiên phát triển những hình thức và quy mô sản xuất có năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị hàng hóa cao. 

Ngoài ra, cũng do trong 5 năm (2016-2020) có 218 xã chuyển thành phường, thị trấn, theo đó, dịch chuyển số đơn vị sản xuất, nhất là số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản khỏi khu vực nông thôn.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, dù cả ba hình thức tổ chức sản xuất có quy mô tương đối lớn và phát triển khá nhanh trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp) nhưng số đơn vị không nhiều, quy mô sản xuất cũng rất khiêm tốn.

Được biết, trang trại là mô hình tiên tiến của kinh tế hộ, nhưng năm 2020 có 20.611 trang trại, chỉ chiếm 0,23% tổng số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Mặc dù theo quy định mới, tiêu chí kinh tế trang trại đã được nâng lên, nhưng trong năm 2020, bình quân 1 trang trại sử dụng có 5,96 ha đất và 4,43 lao động thường xuyên. Trong đó, 2,19 lao động thuê ngoài và 2,24 lao động là thành viên của gia đình.

Số hợp tác xã và số doanh nghiệp tăng nhanh trong những năm 2016 - 2020, nhưng chủ yếu là các cơ sở nhỏ nên quy mô sản xuất bình quân càng nhỏ hơn. Số lao động bình quân 1 hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 là 10,47 lao động, bằng 80,54% năm 2015. Trong đó, số hợp tác xã sử dụng dưới 10 lao động chiếm 66,84% tổng số hợp tác xã, tăng 13,09 điểm phần trăm so với năm 2016; số hợp tác xã quy mô lớn, sử dụng từ 50  lao động trở lên chỉ chiếm 1,28%, giảm 0,46 điểm phần trăm.

Số lao động  bình quân 1 doanh nghiệp là 33,36 người, bằng 48,35% năm 2016. Trong đó, số doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động chiếm 67,23% tổng số doanh nghiệp, tăng 18,12 điểm phần trăm; số doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên chiếm 4,44%, giảm 4,34 điểm phần trăm.

Phần lớn các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ, đầu tư thấp nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Giá trị sản phẩm bán ra theo giá hiện hành trong 12 tháng trước thời điểm điều tra 01/7/2020 bình quân 1 trang trại chỉ đạt 5,63 tỷ đồng, trong đó trang trại trồng trọt 1,83 tỷ đồng; trang trại chăn nuôi 7,55 tỷ đồng; trang trại thủy sản 5,92 tỷ đồng.

Doanh thu thuần năm 2019 bình quân 1 hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 2,32 tỷ đồng; bình quân 1 doanh nghiệp đạt 22,55 tỷ đồng. Năm 2019, có 25 địa phương doanh thu thuần bình quân 1 hợp tác xã đạt dưới 1 tỷ đồng; trong đó, một số địa phương đạt mức rất thấp như Tây Ninh chỉ đạt 94,62 triệu đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu 472,53 triệu đồng, Quảng Trị 529,12 triệu đồng, Lai Châu 573,88 triệu đồng.

Có 22 địa phương doanh thu thuần năm 2019 bình quân 1 doanh nghiệp đạt dưới 10 tỷ đồng. Trong đó, có những địa phương chỉ đạt dưới 5 tỷ đồng như Cao Bằng 2,56 tỷ đồng, Lào Cai 2,70 tỷ đồng, Đà Nẵng 3,09 tỷ đồng, Ninh Thuận 3,62 tỷ đồng, Hậu Giang 4,62 tỷ đồng.

Khánh Uyên
Quảng Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1040/SGTVT-KCHT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Thi công ẩu tại Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334
Cán bộ đang phụ trách thi công Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334, qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: "Trong lúc thi công không tránh được thiếu sót, hôm nay xe tưới nước đường bị hỏng nên mong các anh thông cảm"... Thế nhưng, người dân địa phương lại gánh ô nhiễm hết ngày này qua ngày khác.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Chiều 15/4, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Xuất hiện hố sụt có vị trí tương ứng tọa độ sạt lở trong hầm Bãi Gió
Cơ quan chức năng vừa phát hiện xuất hiện một hố sụt diện tích khoảng (2x2m) có vị trí tương ứng với tọa độ vị trí sụt lún trong hầm đường sắt bên dưới. Các phương án phân luồng giao thông trên quốc lộ 1 cũng đã được triển khai.

Khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn với chiều dài gần 29km, tổng mức đầu tư khoảng 1.665 tỷ đồng dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào dịp 30/4 - 1/5 tới đây.

Thông xe đường kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang
Sau gần 1 năm thi công, ngày 13/4 đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài 4,2km gồm 1 tuyến chính và 2 tuyến nhánh với tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng chính thức thông xe kỹ thuật.