Chuyên mục


"Chìa khóa vùng cấm"...

30/01/2022 19:51 (GMT +7)

Nếu vụ Việt Á, tham nhũng "liên minh" móc túi người dân khốn khổ vì dịch bệnh trong nước, thì vụ "4 mặt nạ quan chức", tham nhũng vươn vòi bạch tuộc qua biên giới nhắm đến hàng trăm ngàn người dân hoạn nạn nơi "đất khách quê người".

Ngày 16/1/2012, NQTW 4, nhìn thẳng vào sự thật: Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái, biến chất. Lúc đó, nhiều đảng viên khi quán triệt NQ đã băn khoăn: Bộ phận ấy nằm ở đâu, là ai?

Đến tháng 12/2020, tại HN toàn quốc về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, "bộ phận không nhỏ" hiện ra: Hơn 131 nghìn đảng viên bị xử lý; trong đó, có hơn 110 cán bộ thuộc diện TW quản lý, có 27 UVTW, 4 UVBCT, hơn 30 tướng lĩnh... Đã xử lý hình sự 1 UVBCT, 4 Bộ trưởng, 7 tướng lĩnh với mức án cao nhất là Chung thân.

Kết quả đó gắn với sự kiện ngày 1/2/2013, Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng (nay là phòng chống tham nhũng, tiêu cực) được thành lập với quyết tâm cũng gây băn khoăn không kém: "không có vùng cấm". Một năm sau Hội nghị, dồn dập các vụ đại án tiếp tục được phanh phui, nhiều UVTW, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, tướng lĩnh... bị xử lý, bị khởi tố, truy tố, lĩnh án.

Giống như "bộ phận không nhỏ", "không có vùng cấm" đã có sức thuyết phục. Đã rõ hơn một thực tế, tham nhũng và tiêu cực nguy hại ghê gớm và vẫn đang song hành. Vẫn xa hoa, lãng phí, quyền thế, nhũng nhiễu và tha hóa người khác trong các biệt thự, trang trại, sân golf, xe hơi đắt tiền, và thậm chí... cả trong nhà tù. Vẫn "ăn của dân không từ một thứ gì", kể cả ăn trên sự khốn cùng của người dân trong cơn đại dịch.

Vụ Việt Á bất ngờ hiện ra, choáng váng và phẫn nộ. Choáng vì một doanh nghiệp tư nhân đã dùng 800 tỷ đồng "bôi trơn" cả một hệ thống của ngành y tế, nghiền nát y đạo. Phẫn nộ vì sau nó lại có một nhóm người tạo thành "liên minh ma quỷ" khiến cho toàn dân phải ngửa mặt lên trời cho kít Việt Á "ngoáy mũi" và trục lợi 4000 tỷ đồng.

4 cán bộ Cục Lãnh sự bị bắt vì nhận hối lộ: Nguyễn Thị Hương Lan, Đỗ Hoàng Tùng, Lê Tuấn Anh, Lưu Tuấn Dũng

4 cán bộ Cục Lãnh sự bị bắt vì nhận hối lộ: Nguyễn Thị Hương Lan, Đỗ Hoàng Tùng, Lê Tuấn Anh, Lưu Tuấn Dũng

Tuy nhiên, đỉnh của đỉnh vẫn chưa hẳn đã là Việt Á. Dịch bệnh tràn khắp thế giới khiến hàng triệu công dân Việt Nam bị kẹt lại tại nước ngoài trong hoàn cảnh không việc làm, không thu nhập, không bảo hiểm y tế. Vậy là "trọn ổ" 4 quan chức lãnh đạo Cục lãnh sự thò tay nhận hối lộ, cho phép các công ty tổ chức 800 chuyến bay để chở 200.000 công dân mắc kẹt từ 60 quốc gia về nước với giá đương nhiên là phải "lấp tràn" số tiền đã hối lộ.

Chưa biết khoản hối lộ là bao nhiêu, còn chờ kết quả điều tra. Nhưng cứ từ thông tin trên báo Lao động, có thể thấy con số "móc túi" người hoạn nạn gấp nhiều lần Việt Á. Bộ Công an quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 "mặt nạ quan chức" leo cao, chui sâu vào Bộ Ngoại giao khi thời điểm giao thừa đếm ngược chỉ còn 4 ngày.

Bộ Ngoại giao ngay trong ngày thứ Bảy đã phải tỏ rõ quan điểm: Đây là hành vi trục lợi cá nhân, vi phạm đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không bao che, bất kể là ai. Nếu vụ Việt Á, tham nhũng "liên minh" móc túi người dân khốn khổ vì dịch bệnh trong nước, thì vụ "4 mặt nạ quan chức", tham nhũng vươn vòi bạch tuộc qua biên giới nhắm đến hàng trăm ngàn người dân hoạn nạn nơi "đất khách quê người".

Hai vụ án cuối năm là "giọt nước tràn ly" và đang phát đi thông điệp: Không chỉ đạo đức công vụ mà cả đạo lý cũng đã bị thủng đáy. Một khi nền tảng đạo lý không còn, pháp lý trở nên vô nghĩa. Diễn biến hai vụ án đang tiếp tục thể hiện quyết tâm truy đến cùng và "không có vùng cấm" của CQĐT, Bộ CA. "Không có vùng cấm" đang trở thành mối quan tâm sâu sắc của người dân và là "chìa khóa" mở ra cánh cửa lòng tin của Nhân dân.

Đoàn Quang
“Sống đến bình minh” - Những lát cắt ký ức của nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh
Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Điều chỉnh Báo cáo khả thi Dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ trước ngày 30/4/2024 về điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành để kịp giải ngân vốn trong năm 2024.

Ngăn chặn 'xe dù, bến cóc' dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở địa phương chỉ đạo lực lượng thanh tra tăng cường kiểm tra, giám sát trên các tuyến đường xảy ra hiện tượng nhiều "xe dù, bến cóc", xe quá tải hoạt động.

Đề xuất nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế biển
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa chủ trì Kỳ họp lần thứ nhất trực tuyến kết nối đến 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.

Thủ tướng yêu cầu huy động nguồn lực khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương huy động tối đa các nguồn lực, khắc phục kịp thời sự cố sạt lở hầm Bãi Gió.

Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội: Cần cơ chế, chính sách đột phá
Đây là ý kiến được đại biểu đưa ra tại Hội thảo "Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân", ngày 11/4.

Nghiên cứu phương án tối ưu đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 152/TB-VPCP ngày 09/4/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.