Chuyên mục


Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thiếu đất

09/03/2023 10:14 (GMT +7)

Bộ GTVT cho biết, theo tính toán, nhu cầu đất đắp để hoàn thành dự án cần khoảng 620.000 m3 so với trữ lượng còn lại khoảng 960.000 m3. Tuy nhiên, do chưa được gia hạn nên không có vật liệu đất để thi công, dẫn tới việc hoàn thành vào ngày 30/4/2023 sẽ không thực hiện được.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên quan đến việc gia hạn sử dụng vật liệu đất dôi dư thu hồi trong quá trình thực hiện hạ cốt nền, cải tạo đất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả cây trồng phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn Phan Thiết-Dầu Giây.

Theo Bộ GTVT, để hoàn thành dự án, các nhà thầu đã triển khai thủ tục trình UBND tỉnh Đồng Nai xin gia hạn thời gian khai thác nhưng chưa được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận

Theo Bộ GTVT, để hoàn thành dự án, các nhà thầu đã triển khai thủ tục trình UBND tỉnh Đồng Nai xin gia hạn thời gian khai thác nhưng chưa được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận

Theo đó, dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài 99 km. Trong đó, hơn 51 km thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai. Giải quyết các khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp cho dự án, bên cạnh thực hiện các thủ tục cấp phép các mỏ đất cho dự án theo cơ chế đặc thù tại các Nghị quyết số 60 và Nghị quyết số 133 của Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ, cấp cho các nhà thầu 5 vị trí với tổng trữ lượng là hơn 2,1 triệu m3 với hình thức lập hồ sơ cải tạo hạ cốt nền, cải tạo đất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả cây trồng. Vật liệu đất dôi dư trong quá trình thực hiện được thu hồi để sử dụng cho dự án với thời hạn đến ngày 31/12/2022 phù hợp với tiến độ ban đầu của các hợp đồng xây lắp đã ký.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng nêu ra do các nguyên nhân khách quan như dịch bệnh COVID-19 kéo dài, điều kiện thời tiết bất lợi, khan hiếm vật liệu đắp nền (thủ tục cấp phép khai thác theo quy định mất nhiều thời gian) ảnh hưởng đến tiến độ, dự án phải gia hạn thời gian thực hiện các gói thầu đến ngày 30/4/2023 và cần phải gia hạn thời gian khai thác.

Theo Bộ GTVT, để hoàn thành dự án, các nhà thầu đã triển khai thủ tục trình UBND tỉnh Đồng Nai xin gia hạn thời gian khai thác nhưng chưa được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận.

Nguyên nhân do Thanh tra Chính phủ đang thực hiện thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đến nay, Thanh tra Chính phủ làm việc với các sở, ngành của địa phương, chủ đầu tư cũng chưa có ý kiến liên quan đến việc cấp phép hạ cốt nền cải tạo đất nông nghiệp đã cấp cho dự án.

Để hoàn thành dự án, các nhà thầu đã triển khai thủ tục trình UBND tỉnh Đồng Nai xin gia hạn thời gian khai thác nhưng chưa được tỉnh chấp thuận bởi nguyên nhân do Thanh tra Chính phủ đang thực hiện thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho dự án giao thông quan trong quốc gia. Đến nay, Thanh tra Chính phủ làm việc với các sở, ngành của địa phương, chủ đầu tư cũng chưa có ý kiến liên quan đến việc cấp phép hạ cốt nền cải tạo đất nông nghiệp đã cấp cho dự án.

Bộ GTVT cho biết, theo tính toán, nhu cầu đất đắp để hoàn thành dự án cần khoảng 620.000 m3 so với trữ lượng còn lại khoảng 960.000 m3. Tuy nhiên, do chưa được gia hạn nên không có vật liệu đất để thi công, dẫn tới việc hoàn thành vào ngày 30/4/2023 sẽ không thực hiện được.

Đồng thời, Bộ GTVT cũng kiến nghị cần cuộc họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xem xét việc gia hạn các vị trí hạ cốt nền cải tạo đất nông nghiệp nâng cao hiệu quả cây trồng, vật liệu đất dôi dư trong quá trình thực hiện được thu hồi để sử dụng cho dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các gói thầu trước ngày 30/4/2023 theo yêu cầu.

Hồng Thơ
Đô thị Thanh Hóa sẽ rộng thêm 228 km2
Với quy hoạch này, đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP. Thanh Hóa và toàn bộ huyện Đông Sơn, có diện tích từ 147 km2 lên hơn 228 km2, đóng vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh.

Cận cảnh cây cầu nguy hiểm ở Bắc Giang
Cầu Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đang được kiến nghị nâng cấp vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

Làm đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về việc thẩm định chủ trương đầu tư Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, từ Yang Bay – Tà Gụ kết nối với Quốc lộ 27C và đường tỉnh ĐT.707, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận (Dự án).

Hà Tĩnh quyết liệt với Dự án cao tốc Bắc - Nam
Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, tỉnh Hà Tĩnh đang chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi tiến độ triển khai thực hiện dự án tại các địa phương; phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu để nắm bắt khó khăn, vướng mắc, từ đó kịp thời có phương án giải quyết, tháo gỡ.

Bắc Ninh “ gỡ khó” để triển khai Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô
Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4, tỉnh Bắc Ninh còn gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1.3, công tác tổ chức thực hiện các khu tái định cư và cải tạo, nguồn vật liệu cung cấp cho Dự án,...

Bất thường trong ô tô chìm dưới sông
Sau 2 ngày không liên lạc được với người đàn ông thuê xe ô tô, một cơ sở kinh doanh dịch vụ ở tỉnh Thanh Hoá đã lần theo định vị và tìm thấy tài xế cùng chiếc xe dưới sông Vách Nam đoạn chảy qua cầu Nga, thuộc thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Duyệt chủ trương đầu tư 2 đoạn Dự án đường HCM
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận.