Chuyên mục


Cải tạo hàng loạt ga đường sắt phía Bắc

10/07/2022 10:36 (GMT +7)

Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ 2022-2025. Theo đó, công tác phê duyệt dự án và triển khai công tác thiết kế bản vẽ thi công dự kiến từ quý III/2022 - quý IV/2022; Lựa chọn nhà thầu xây lắp và khởi công xây dựng dự kiến từ năm 2023 - 2025.

Ban Quản lý dự án Đường sắt mới đây trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án cải tạo các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 475 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. 

Đối với ga Gia Lâm, thực hiện cải tạo nhà ga, ke ga, xây mới mái che ke ga và sửa chữa đường sắt

Đối với ga Gia Lâm, thực hiện cải tạo nhà ga, ke ga, xây mới mái che ke ga và sửa chữa đường sắt

Dự án thực hiện cải tạo nâng cấp 3 ga hành khách gồm ga Gia Lâm (tuyến Hà Nội-Đồng Đăng), ga Cẩm Giàng và ga Hải Dương (tuyến Gia Lâm-Hải Phòng). 4 ga hàng hóa gồm ga Vật Cách, cảng Vật Cách (tuyến Gia Lâm-Hải Phòng), ga Đồng Đăng và ga Lạng Sơn (tuyến Hà Nội-Đồng Đăng), ga Xuân Giao (tuyến Yên Viên-Lào Cai).

Cụ thể, đối với ga Vật Cách, thực hiện xây mới nhà ga bao gồm đầy đủ các phòng chức năng và các công trình phụ trợ đồng bộ (hệ thống ke cơ bản trước nhà ga, ke trung gian, sân ga, hệ thống điện, nước, cảnh quan, tường rào, phòng cháy, chữa cháy, nhà để xe cán bộ nhân viên, hệ thống thoát nước... đồng bộ).

Xây mới trạm chỉnh bị đầu máy và các công trình phụ trợ đồng bộ (nhà chỉnh bị, hầm chỉnh bị, nhà điều khiển cầu quay, hàng rào, trạm đầu máy toa xe, hàng rào, cổng, nhà trực ban toa xe, bãi sửa chữa toa xe, hệ thống thoát nước... đồng bộ).

Đồng thời cải tạo hệ thống thông tin tín hiệu hiện có; Xây mới nhà ga cảng và các công trình phụ trợ đồng bộ (sân, đường nội bộ, hàng rào, nhà để xe, hệ thống thoát nước, PCCC, điện chiếu sáng); Cải tạo đường sắt.

Đối với ga Đồng Đăng, cải tạo, xây mới bãi hàng, nhà kho, đường sắt xếp dỡ, đường bộ vào bãi hàng, nhà điều hành vận tải, nhà hải quan và các công trình phụ trợ đồng bộ (tường rào, cổng, thoát nước...).

Ga Lạng Sơn: Xây mới nhà kho. Ga Xuân Giao: Xây mới nhà ga bao gồm đầy đủ các phòng chức năng và các công trình phụ trợ đồng bộ (nhà làm việc, nhà để xe, nhà gác ghi, sân ga, bãi hàng, bồn hoa, tường rào... đồng bộ); Xây mới bãi hàng, nhà kho, xây mới đường sắt xếp dỡ, đường bộ vào ga và sửa chữa đường sắt.

Đối với ga Gia Lâm, thực hiện cải tạo nhà ga, ke ga, xây mới mái che ke ga và sửa chữa đường sắt; Ga Hải Dương: Cải tạo ke ga, xây mới mái che ke ga và sửa chữa đường sắt; Ga Cẩm Giàng: Cải tạo nhà ga và các công trình phụ trợ đồng bộ (sân ga, tường rào), cải tạo ke ga, xây mới mái che ke ga và sửa chữa đường sắt.

Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ 2022-2025. Theo đó, công tác phê duyệt dự án và triển khai công tác thiết kế bản vẽ thi công dự kiến từ quý III/2022 - quý IV/2022; Lựa chọn nhà thầu xây lắp và khởi công xây dựng dự kiến từ năm 2023 - 2025.

Về khả năng huy động vốn theo tiến độ, Ban Quản lý dự án Đường sắt tính toán dự kiến huy động vốn theo tiến độ: Năm 2022 là khoảng 8,4 tỷ đồng, năm 2023 là khoảng 143 tỷ đồng, năm 2024 là khoảng 190 tỷ đồng và năm 2025 khoảng 134,3 tỷ đồng.

“Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban Quản lý dự án Đường sắt sẽ lập và quản lý chặt chẽ tiến độ thi công; Căn cứ khối lượng, tiến độ để rà soát tính toán và đề xuất Bộ GTVT nhu cầu vốn từng năm cho phù hợp, hiệu quả.”, báo cáo của Ban QLDA đường sắt nêu.

Trước đó, tháng 3/2022, Ban Quản lý dự án Đường sắt cũng đã trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 342 tỷ đồng. 

Trao đổi với PV, đại diện Ban QLDA đường sắt cho biết, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư này là tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan đối với quy mô đầu tư lần trình trước, cùng đó bổ sung khối lượng đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải đường sắt tại cảng Vật Cách.

Theo đó, TP. Hải Phòng sẽ thực hiện chủ trương di dời cảng Hoàng Diệu, trong khi đây là cảng chính khai thác vận chuyển hàng rời bằng đường sắt, nhất là hàng nhập cảng biển đi bằng đường sắt quá cảnh Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn. Khi di dời cảng Hoàng Diệu, cần chuyển khối lượng này về khai thác vận tải tại cảng Vật Cách.

Do đó, ngoài quy mô, khối lượng đầu tư tại ga Vật Cách như đề xuất ban đầu, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình lần này bổ sung các hạng mục hệ thống đường sắt và công trình phụ trợ đồng bộ cần đầu tư tại cảng Vật Cách để đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa đường sắt.

Hồng Thơ
Vietjet bán hàng triệu vé 0 đồng
Vé khuyến mãi 0 đồng mở bán không giới hạn khung giờ vào 3 ngày thứ tư, năm, sáu hàng tuần tại website và ứng dụng của hãng hàng không.

Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Bắc Giang: 5 năm - một chặng đường
Ngày 26/5, Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2023-2027. Đây là dịp để Hiệp hội nhìn lại chặng đường 5 năm đã qua và bàn định các bước đi tiếp theo của chặng đường 5 năm tới.

Cảng Cái Mép nằm top các cảng container hiệu quả nhất thế giới
Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence vừa công bố Chỉ số CPPI cho 348 cảng container toàn cầu, bao gồm cảng Hub Port - trung tâm trung chuyển quốc tế và cảng cửa ngõ xuất nhập khẩu quốc gia.

Xe buýt Hà Nội hút khách trở lại
Trong 5 tháng đầu năm 2023, các tuyến buýt của thành phố đã phục vụ khoảng 188 triệu lượt hành khách, đạt 92,2% so với kế hoạch và tăng hơn 92% so với cùng kỳ.

Vietravel Airlines mở thêm đường bay
Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) chính thức mở rộng mạng đường bay quốc tế, kết nối Cam Ranh/Đà Nẵng với Ma Cao (Trung Quốc), tăng thêm sự lựa chọn sản phẩm bay cho hành khách.

Sẽ lùi đăng kiểm tự động cho 1,4 triệu xe
Cục Đăng kiểm cho biết, sẽ có gần 1,4 triệu ô tô đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải được lùi thời hạn kiểm định thêm 6 tháng.

Cảng VIMC Đình Vũ được gia hạn khai thác tàu container
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản chấp thuận chủ trương cho phép bến cảng VIMC Đình Vũ (Hải Phòng) tiếp tục được khai thác hàng container đến hết tháng 6/2024.