Chuyên mục


Bão giá nhiên liệu về tới Gia Lai

06/07/2022 05:28 (GMT +7)

Trước việc tăng giá xăng dầu, các nhà xe tại Gia Lai buộc phải điều chỉnh tăng giá vé, ảnh hưởng trực tiếp đến ví tiền của hành khách.

Nếu như trước đây, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40% cơ cấu giá thành vận tải, thì hiện nay khi giá xăng vượt ngưỡng 33.000 đồng/lít, tỷ lệ này đã nâng lên khoảng 80%. Khi giá xăng dầu tăng như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải cầm cự hòa được là may, chủ yếu để duy trì giữ mối hàng làm ăn, hay lốt tuyến bến xe khách.

Các nhà xe tại Gia Lai đều tăng giá vé

Các nhà xe tại Gia Lai đều tăng giá vé

Xăng dầu tuy chỉ chiếm 2 - 3% chi phí của toàn nền kinh tế nước ta nhưng lại có tác động rất lớn tới mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội, đặc biệt là đối với người thu nhập thấp. Khi xăng tăng giá, các loại hàng hóa, nguyên liệu đầu vào sẽ điều chỉnh tăng theo càng làm tăng áp lực cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa sau đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất của việc tăng giá xăng dầu là vận tải, logistics, đánh bắt cá xa bờ và nông nghiệp.

 
Nhiều giải pháp đã được các doanh nghiệp vận tải tính toán nhưng các giải pháp đó tác động lên giá xăng dầu cũng chẳng được bao nhiêu. Đến lúc này các doanh nghiệp rất cần Nhà nước có gói hỗ trợ giá xăng dầu thì sản xuất mới ổn định được”.

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết

Mới đây, Bộ Tài chính giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu từ 500-1.000 đồng/lít là động thái tích cực nhằm hỗ trợ giá nhiên liệu trong nước trong giai đoạn khó khăn. Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu chưa dừng lại ở mức hiện nay, mà sẽ tiếp tục tăng. Khi giá xăng dầu thế giới tăng, quỹ bình ổn sẽ không thể gánh được quá lâu khi giá xăng dầu thế giới tăng cao.

Ông Châu Văn Liên (tổ 2, phường Hội Phú, thành phố Pleiku) mua một vé xe của nhà xe Thuận Tiến đi từ Pleiku tới thành phố Hồ Chí Minh với giá 350.000 đồng. Ông Liên cho biết, so với chuyến xe của 4 tháng trước ông đi, giá vé xe đã tăng thêm 50.000 đồng. Giá vé xe tăng phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, tuy nhiên mọi người đều thông cảm vì giá nhiên liệu liên tục tăng cao khiến các hãng vận tải hành khách gặp nhiều áp lực.

Chia sẻ với phóng viên VOV về việc điều chỉnh tăng giá vé, ông Nguyễn Hồng Hải-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Hồng Hải cho biết: "Sau một thời gian dài phải dừng hoạt động tại một số tuyến do dịch Covid-19, doanh nghiệp rất muốn giữ ổn định mức giá vé để thu hút hành khách. Thế nhưng, sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì giá xăng dầu lại tăng mạnh khiến chi phí mỗi chuyến đi hiện nay bắt buộc phải tăng giá vé".

“Từ đây đi thành phố Hồ Chí Minh chạy hết 400 lít dầu, trước đây báo giá của chúng tôi là có 300.000 đồng/vé mà bây giờ giá dầu lên tới 31.000 đồng/lít gần gấp đôi, vé chỉ tăng được thêm 50.000 đồng/vé vì khó khăn chung của xã hội. 400 lít dầu của một chuyến xe đi và về hết 12 triệu đồng, lại còn đường BOT, lương của lái xe, lệ phí hai đầu bến, giờ tình hình chung như vậy thì phải cùng nhau chia sẻ khó khăn này”, ông Nguyễn Hồng Hải nói.

Về vấn đề này, đại diện Công ty TNHH Mai Linh Gia Lai cho rằng, điều chỉnh tăng giá vé xe là việc bất khả kháng đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách khi giá xăng dầu tăng cao. Tuy nhiên, đơn vị cũng đưa ra mức điều chỉnh tăng giá phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng và doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh, họ phải điều chỉnh giá cước để phù hợp với tình hình thực tế. Đơn vị tăng giá gần nhất là vào ngày 20/6, tăng bình quân tầm 16% so với trước đây. Tình hình sau dịch rất khó, trong lúc điều kiện xăng dầu cao như này buộc doanh nghiệp tăng giá, tăng giá nhưng có những nỗi trăn trở của doanh nghiệp. Nhưng muốn tồn tại phải tăng theo tỷ lệ. 

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, vai trò của Nhà nước là tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung, tìm cách tiếp cận nguồn cung giá rẻ; tiếp tục tăng nguồn cung trong nước trên cơ sở phục hồi công suất nhà máy Nghi Sơn và các đơn vị khác; tiếp tục quản lý tốt thị trường xăng dầu. Chỉ có như vậy thì toàn bộ nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp vận tải nói riêng mới có cơ hội thoát khỏi sự điêu đứng hiện nay, phục hồi kinh doanh trở lại.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 3/7/2022 của Chính phủ thông qua Dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thông qua để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo đề nghị của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay, các hoạt động kinh tế - xã hội đã chuyển về trạng thái như trước khi xảy ra dịch COVID-19. Do đó, dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2022 tương đương như thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19 là năm 2019.

Với dự kiến sản lượng tiêu thụ như vậy, nếu áp dụng chính sách giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất nêu trên thì ước giảm thu ngân sách nhà nước bình quân một tháng (đã bao gồm cả phần giảm thuế GTGT) là khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng.

Trường hợp Nghị quyết được ban hành trong tháng 7/2022 và có hiệu lực từ ngày 01/8/2022 thì ước giảm thu NSNN (đã bao gồm cả phần giảm thuế GTGT) là khoảng 7.000 tỷ đồng.

Hồng Thơ
Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Thay đổi thú vị về ô tô và xe máy trong hơn một thập kỷ qua
Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022” của Tổng cục Thống kê, tình hình ô tô và xe máy tại Việt Nam qua hơn 1 thập kỷ đã có nhiều thay đổi thú vị.

Hà Nội: Tìm nhà thầu xây cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A
Dự án cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A hoàn chỉnh hướng tuyến mới của đường 427 theo quy hoạch, giúp kết nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Chấn chỉnh công tác quản lý vận tải ô tô tại địa phương
Thanh tra Bộ GTVT vừa báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch 12882 ngày 14/11/2023 của Bộ GTVT về kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cứ mỗi phút có 5 chiếc xe máy được mua
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, lượng xe máy mới bán ra trong quý I năm 2024 đạt trên 603.000 chiếc, giảm gần 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.