Chuyên mục


VN-Index "đãi cát tìm vàng"

04/07/2022 13:08 (GMT +7)

Kinh tế trong nước đang có sự phục hồi và lạm phát cơ bản được kiểm soát, đầu tư công và đầu tư cơ sở hạ tầng được quan tâm.

Sau khi đạt mức cao lịch sử tại 1.528,6 điểm vào ngày 6/1/2022, chỉ số VN-Index đã giảm mạnh trong những tháng tiếp theo. Tính từ đầu năm đến 23/6, tâm lý tiêu cực lan rộng khi chỉ số để mất mốc 1.200 điểm, giảm xuống 1.188,9 điểm. Sau 6 tháng, VN-Index ghi nhận mức giảm 20% trong khi HNX-Index mất đến 41,4% còn UPCOM-Index cũng giảm 21,4% so với cuối năm 2021.

Đáng chú ý, mức giảm hơn 20% đã đưa VN-Index trở thành một trong những chỉ số chứng khoán có hiệu suất tệ nhất Thế giới trong 6 tháng đầu năm 2022.

Theo Bloomberg, tại mức điểm chốt tháng 6 là 1.1976 điểm, định giá P/E VN-Index chỉ còn 13 lần. Trong khi mức đỉnh được thiết lập vào cuối tháng 6/2021, P/E của thị trường từng ở mức hơn 19 lần. Mức P/E hiện tại cũng thấp hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 15 lần.

Số tài khoản mở mới ghi nhận trong tháng 5/2022 đạt đỉnh với hơn 470 nghìn tài khoản, gấp đôi tháng trước đó và là con số kỷ lục từ trước đến nay trong bối cảnh VN-Index để mất mốc 1.200 điểm

Số tài khoản mở mới ghi nhận trong tháng 5/2022 đạt đỉnh với hơn 470 nghìn tài khoản, gấp đôi tháng trước đó và là con số kỷ lục từ trước đến nay trong bối cảnh VN-Index để mất mốc 1.200 điểm

Vốn hóa toàn thị trường tương ứng giảm hơn 1,22 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 53,3 tỷ USD trong đó riêng sàn HoSE đã mất 1,08 triệu tỷ đồng, khoảng 49,6 tỷ USD. Hơn một nửa số vốn hóa thị trường để mất trong 6 tháng đầu năm đến từ nhóm VN30. Trong đó, các tên tuổi lớn đầu ngành ngân hàng, bất động sản, thép như VHM (-3,76 tỷ USD), VIC (-3,55 tỷ USD), HPG (-3,39 tỷ USD), GVR (-2,5 tỷ USD), TCB (-2,21 tỷ USD), MSN (-1,84 tỷ USD), CTG (-1,62 tỷ USD) đều đã mất hàng tỷ USD vốn hóa.

 

VnDirect đưa ra 5 luận điểm cho đầu tư những tháng cuối năm. Một là, ngành dịch vụ sẽ tăng tốc trong 6 tháng cuối năm 2022.

Hai là, ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhóm doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt sẽ được hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng.

Ba là, kỳ vọng giá hàng hóa sẽ có sự phân hóa, trong đó giá thép, phân bón, sữa bột nguyên kem, ngô, đường sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022. 

Bốn là, VnDirect kỳ vọng đầu tư công sẽ tăng tốc trong những tháng tới nhờ những nỗ lực gần đây của chính phủ và dự đảo chiều của giá vật liệu xây dựng.

Cuối cùng, phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng. VnDirect tin rằng các cổ phiếu điện và nhà phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ vượt trội trong vài năm tới.

Tính đến hết tháng 6, toàn sàn còn 52 cổ phiếu có vốn hóa trên 1 tỷ USD trong đó riêng HoSE đã đóng góp 43 đại diện. HNX chỉ có duy nhất KSF trong khi UPCOM có đến 8 cái tên góp mặt với một số doanh nghiệp có vốn Nhà nước như ACV, VGI, BSR, VGI hay MVN.

Thanh khoản thị trường cũng sụt giảm đáng kể với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên sàn HoSE ghi nhận trong tháng 6/2022 chỉ đạt 13.182 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây và giảm 57% so với đỉnh ghi nhận tháng 11/2021 với gần 31.000 tỷ đồng/phiên.

Số tài khoản mở mới ghi nhận trong tháng 5/2022 đạt đỉnh với hơn 470 nghìn tài khoản, gấp đôi tháng trước đó và là con số kỷ lục từ trước đến nay trong bối cảnh VN-Index để mất mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, lịch sử dòng tiền F0 như năm 2020, 2021 đã không lặp lại.

Tỷ trọng giữa các nhóm nhà đầu tư cũng có sự thay đổi. Trong tháng 5 nhóm Tổ chức nước ngoài đã vượt lên chiếm tỷ trọng 9,64%, cao nhất trong 1 năm trở lại đây. Trong khi đó tỷ trọng nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục giảm xuống 82,27% phản ánh tâm lý nghi ngờ cũng như thận trọng hơn. Tính chung 6 tháng đầu năm tỷ trọng nhóm nhà đầu tư nước ngoài giao dịch 6,8% và họ mua ròng gần 3.900 tỷ đồng.

Tuy nhiên, VnDirect vẫn kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phục hồi vào nửa cuối năm 2022.

Trong kịch bản cơ sở, dự báo Vn-Index đạt 1.330 điểm vào cuối năm 2022 (tương đương P/E ở mức 12,5 lần). Lạm phát của Mỹ khó có thể sớm hạ nhiệt. Fed tăng lãi suất điều hành theo kế hoạch. Lãi suất mục tiêu quỹ của Fed có thể tăng đến 3,2-3,8% vào cuối năm 2022. Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo ở mức 7,1% (+/- 0,3% điểm). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  có thể tăng lãi suất điều hành thêm 25-50 điểm cơ bản trong Q4/22. Tăng trưởng EPS năm 2022 của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE sát với dự báo là 23%.

Trong kịch bản tích cực, dự báo Vn-Index sẽ đạt 1.500 điểm vào cuối năm 2022 (tương đương P/E khoảng 14,0 lần). Lạm phát của Mỹ có thể sớm hạ nhiệt từ cuối Q3/22. Kế hoạch tăng lãi suất của Fed có thể chậm lại. Lãi suất mục tiêu quỹ của Fed có thể đạt 2,8-3,2% vào cuối năm 2022. Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo vượt 7,5% so với cùng kỳ. Ngân hàng Nhà nước không thể tăng lãi suất điều hành trong năm 2022. Tăng trưởng EPS năm 2022 của các công ty niêm yết trên HOSE có thể vượt dự báo 23% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, VnDirect đưa ra 5 luận điểm cho đầu tư những tháng cuối năm. Một là, ngành dịch vụ sẽ tăng tốc trong 6 tháng cuối năm 2022. 

Hai là, ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhóm doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt sẽ được hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng. 

Ba là, kỳ vọng giá hàng hóa sẽ có sự phân hóa, trong đó giá thép, phân bón, sữa bột nguyên kem, ngô, đường sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022. Sự đảo chiều của giá hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thực phẩm, sẽ báo hiệu cho mức tăng trưởng lợi nhuận cao của các doanh nghiệp sản xuất sữa và thực phẩm.

Bốn là, VnDirect kỳ vọng đầu tư công sẽ tăng tốc trong những tháng tới nhờ những nỗ lực gần đây của chính phủ và dự đảo chiều của giá vật liệu xây dựng.

Cuối cùng, phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng. VnDirect tin rằng các cổ phiếu điện và nhà phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ vượt trội trong vài năm tới.

Các chuyên gia dự báo triển vọng thị trường sẽ còn nhiều thách thức trong nửa cuối của năm, song trong khó khăn vẫn có các cơ hội. Trên thực tế, kinh tế trong nước đang có sự phục hồi và lạm phát cơ bản được kiểm soát, đầu tư công và đầu tư cơ sở hạ tầng được quan tâm. Cùng với đó, thể chế pháp luật đã được hoàn thiện ở mức độ tốt hơn. Trên thị trường chứng khoán, những sản phẩm dịch vụ chứng khoán mới đã và đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà bổ sung và đa dạng hóa. Thêm vào đó, lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết dự báo có thể tăng từ 20%-25% trong cả năm và chỉ thấp hơn mức 30%- 33% của năm ngoái.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực khuyến nghị, vẫn còn rất nhiều cơ hội để đầu tư trên thị trường, nhưng nhà đầu tư phải xác định được ‘khẩu vị’ rủi ro để có chiến lược phù hợp. Đồng thời, tiếp cận theo hướng đa dạng hóa hơn với mức đòn bẩy tài chính, đặc biệt là hạn chế tâm lý đám đông.

Kim Khánh
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.