Chuyên mục


Bàn giao 90% mặt bằng dự án Vành đai 3

22/02/2023 17:39 (GMT +7)

TP Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của thành phố là bàn giao 90% mặt bằng trước ngày 30/6 để khởi công dự án, cùng với đó sẽ hoàn thiện hạ tầng các khu tái định cư.

TP Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

TP Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

Bàn giao vượt mục tiêu ban đầu

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường đã ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện dự án thành phần 2 (Bồi thường, hỗ trợ tái định cư) đường Vành đai 3 đoạn qua TP Hồ Chí Minh, với mục tiêu đảm bảo hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất, bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án thành phần 1 (xây lắp).

Theo Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ, tiến độ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh là phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng để khởi công trước 30/6/2023 và bàn giao 100% diện tích trước 31/12/2023.

Tuy nhiên, trong Kế hoạch triển khai dự án thành phần 2 vừa được ban hành, UBND TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 30/6 sẽ bàn giao 90% mặt bằng, vượt 20% so với kế hoạch được giao. Phần mặt bằng còn lại sẽ được bàn giao trước 31/12/2023. 

Để thực hiện mục tiêu này, UBND TP Hồ Chí Minh giao các sở ngành và địa phương hoàn tất chuẩn bị cùng các thủ tục liên quan để duyệt chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ra quyết định thu hồi đất, phương án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người dân bị ảnh hưởng…

Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đi qua địa bàn 4 địa phương gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Giai đoạn 1 của dự án được đầu tư dài hơn 76 km, tổng kinh phí gần 75.400 tỷ đồng. Dự án được làm 8 dự án thành phần, trên mỗi địa phương thực hiện hai dự án, gồm xây lắp và giải phóng mặt bằng.

Tại TP Hồ Chí Minh, Vành đai 3 có chiều dài hơn 47 km, tổng mức đầu tư hơn 41.000 tỷ đồng (chi phí xây dựng hơn 22.400 tỷ đồng và gần 19.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng). Dự án đi qua địa bàn thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, với tổng diện tích giải tỏa để thực hiện dự án khoảng 412 ha, hơn 1.670 trường hợp bị ảnh hưởng.

Sớm hoàn thiện các khu tái định cư

Để đảm bảo thực hiện đồng bộ dự án theo tiến độ, trong văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh ngày 20/2, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh (Ban Giao thông) kiến nghị thành phố sớm chỉ đạo sở ngành, địa phương sửa chữa, hoàn thiện hạ tầng các khu tái định cư cho dự án Vành đai 3 trên địa bàn.

Trước đó, UBND TP Hồ Chí Minh đã giao Sở Xây dựng khẩn trương kiểm tra thực địa quỹ căn hộ, nền đất bố trí tái định cư cho các hộ dân chịu ảnh hưởng của dự án đường Vành đai 3, lập kế hoạch vệ sinh, sửa chữa các hư hỏng phát sinh; đảm bảo khi bố trí cho người dân là có thể sử dụng được ngay.Trên cơ sở đó, Ban Giao thông kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương lập kế hoạch vệ sinh, sửa chữa các hư hỏng phát sinh tại chung cư C8 phường Tăng Nhơn Phú A (thành phố Thủ Đức) và Khu dân cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh); hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các vị trí lô nền trong dự án Khu tái định cư Long Bửu (giai đoạn 2) dùng để bố trí tái định cư cho dự án Vành đai 3.

Đồng thời, thành phố giao huyện Bình Chánh khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý thiết kế cơ sở hạ tầng Khu tái định cư An Hạ và trình Sở Xây dựng phê duyệt trong tháng 2 để làm cơ sở thi công hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu vực này trong tháng 3/2023, nhằm đảm bảo tiến độ tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 3.

Đối với dự án thành phần 1 (xây lắp), lãnh đạo Ban Giao thông TP Hồ Chó Minh cho biết, hiện nhu cầu về vật liệu xây dựng cần thiết cho dự án là rất lớn, khoảng 14,8 triệu m3 gồm đất, cát đắp, cát xây dựng. Ban Giao thông kiến nghị UBND thành phố sớm thành lập tổ công tác rà soát, điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án.

Theo đó, UBND thành phố giao nhiệm vụ tổ công tác khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương xây dựng kế hoạch khảo sát thực tế tại các mỏ; lập danh sách các mỏ khoáng sản đang khai thác có trữ lượng đáp ứng nhu cầu dự án và danh sách các mỏ dự phòng.

Liên quan đến nguy cơ thiếu vật liệu cho dự án Vành đai 3, vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường đã ký văn gửi UBND các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp đề nghị hỗ trợ nhằm đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu phục vụ xây dựng dự án Vành đai 3.

Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh là dự án rất quan trọng, kết nối trực tiếp TP Hồ Chí Minh với các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An và kết nối liên vùng với các tỉnh khác như Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu... Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ tạo động lực phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo TTXVN
Sớm gỡ vướng đất rừng dự án giao thông
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp về việc cần ưu tiên xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

Dĩ An là đô thị loại II của tỉnh Bình Dương
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 296/QĐ-TTg ngày 27/3/2023 công nhận thành phố Dĩ An là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Kiên định giá trị đã tạo lập, hướng đến phát triển du lịch 'xanh'
Ngành du lịch không chỉ phát triển du lịch đơn thuần, mà xa hơn là phát triển du lịch "xanh", du lịch bền vững theo đúng chủ trương nhất quán của Đảng là phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Đẩy nhanh tiến độ thi công luồng vào sông Hậu
Dự án luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2 là dự án trọng điểm quốc gia, có mục tiêu thu hút, nâng cao năng lực thông qua hàng hóa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Tân Sơn Thủy hủy hoại môi trường sống
Doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục xin mở rộng quy hoạch bãi tập kết kinh doanh vật liệu quy mô khủng; trong khi cuộc sống người dân xung quanh bị đảo lộn vì khói bụi, tiếng ồn, nguy cơ tai nạn giao thông khi xe trọng tải lớn hoạt động ngày đêm trên tuyến đường bê tông nội đồng.

Giám sát chặt chẽ xuất xứ vật liệu cao tốc
Bộ Giao thông vận tải ban hành chỉ thị về tăng cường kiểm soát chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ quản lý.

Đô thị Thanh Hóa sẽ rộng thêm 228 km2
Với quy hoạch này, đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP. Thanh Hóa và toàn bộ huyện Đông Sơn, có diện tích từ 147 km2 lên hơn 228 km2, đóng vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh.