Chuyên mục


"Yếu" nguồn cung vật liệu sản xuất ô tô

19/05/2022 11:04 (GMT +7)

Theo dự báo của Ngân hàng UBS, các mẫu ô tô cao cấp/hạng sang và các mẫu xe SUV có khả năng vượt trội về doanh số bán hàng, còn xe điện sẽ là "người thắng cuộc" do đang nhận được sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ và hơn nữa giá xăng và dầu diesel đang tăng cao.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức về chuỗi cung ứng từ gần 2 năm qua. Tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu đã khiến các nhà máy ô tô liên tục phải đóng cửa và sản lượng xe giảm đáng kể. Toyota là hãng có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung tốt hơn so với một số nhà sản xuất ô tô khác trong những ngày đầu khủng hoảng các loại chip, tuy nhiên lạm phát cao hơn, chi phí tăng và các vấn đề chuỗi cung ứng đã khiến vấn đề thêm căng thẳng.

Covid-19 tiếp tục là gây khó khăn cho các nhà sản xuất

Covid-19 tiếp tục là gây khó khăn cho các nhà sản xuất

Các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt tại Trung Quốc trong thời gian qua càng khiến cho các chuỗi cung ứng trở nên tắc nghẽn hơn. Phương pháp tiếp cận không khoan nhượng của chính quyền Bắc Kinh đối với Covid-19 đã khiến các nhà máy và kho hàng ngừng hoạt động, việc giao hàng bằng xe tải, đóng hàng vào container bị chậm lại đáng kể. Trung Quốc chiếm khoảng 12% thương mại toàn cầu, việc biến động lan rộng ra khắp các nền kinh tế chỉ còn là vấn đề thời gian.

Covid-19 tiếp tục là gây khó khăn cho các nhà sản xuất. Toyota vừa cho biết họ sẽ tạm ngừng hoạt động 14 dây chuyền tại 8 nhà máy tại Nhật tối đa 6 ngày trong tháng 5 do sự cố ngừng hoạt động xảy ra ở Trung Quốc.

Theo hãng tin CNBC, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản dự kiến chi phí nguyên vật liệu sẽ tăng hơn gấp đôi lên 1,45 nghìn tỷ Yên, tương đương khoảng 11,1 tỷ USD, trong năm tài chính bắt đầu vào tháng Tư. Toyota cho biết họ có kế hoạch bù đắp khoảng 300 tỷ yên, tương đương khoảng 2,3 tỷ USD, trong số các khoản tăng hàng năm thông qua “nỗ lực giảm chi phí”.

Toyota vừa kết thúc năm tài chính 2021 với lợi nhuận hoạt động đạt mức kỷ lục, bất chấp chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe dọa, đại dịch đang diễn ra và chi phí năng lượng tăng cao. Tuy vậy, công ty không muốn các nhà đầu tư quá phấn khích và kỳ vọng, thậm chí hãng xe Nhật Toyota cảnh báo các nhà đầu tư lợi nhuận cả năm tài chính tới của công ty có thể giảm tới 20% do chi phí nguyên vật liệu và hậu cần tăng mạnh ở mức “chưa từng có”.

Toyota dự kiến lợi nhuận hoạt động sẽ giảm xuống 2,40 nghìn tỷ Yên (19,7 tỷ USD) trong năm tài chính hiện tại, giảm từ 3 nghìn tỷ Yên (22,9 tỷ USD) trong năm tài chính cuối cùng kết thúc vào tháng Ba. Hãng cũng dự báo thu nhập ròng giảm 20% xuống còn 2,26 tỷ yên (18,5 tỷ USD), dù doanh số bán lẻ toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng kỷ lục trong thời gian đó.

Ông Kenta Kon - Giám đốc tài chính tập đoàn Toyota cho hay: "Chi phí cho nguyên liệu thô và biến động thị trường đã đạt mức 1,45 nghìn tỷ Yen (11,1 tỷ USD) - đây là mức cao chưa từng có. Trước tình hình giá nguyên liệu tiếp tục tăng như vậy, chúng tôi phải tìm cách làm giảm nguồn nguyên liệu đầu vào nhiều nhất có thể, bằng cách thay thế với những loại vật liệu giá thành rẻ hơn".

Mặt khác, Toyota còn thông báo sẽ tạm dừng hoạt động 14 dây chuyền sản xuất tại 8 nhà máy ở Nhật Bản trong tối đa 6 ngày, kể từ ngày 16/5. Dự kiến, số lượng xe sản xuất trên toàn thế giới của Toyota trong tháng 5 đạt mức 750.000 chiếc. Tuy nhiên, với việc tạm dừng hoạt động các nhà máy sản xuất trong nước, số lượng xe sản xuất của hãng sẽ giảm xuống mức 700.000 chiếc.

Được biết, lợi nhuận Toyota trong năm tài chính 2021 kết thúc vào ngày 31/3 tăng 36% lên 3 nghìn tỷ yên (24,61 tỷ đô la), phá vỡ kỷ lục trước đó từ năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2016. Toyota đã ghi nhận tỷ suất lợi nhuận hoạt động mạnh mẽ là 9,5%, tăng từ 8,1% so với năm trước.

Khi công bố kết quả thu nhập của mình, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới cho biết thu nhập ròng cả năm tài chính tăng 27% lên 2,85 nghìn tỷ Yên (23,38 tỷ USD), trong khi doanh thu tăng 15% lên 31,38 nghìn tỷ Yên (257,42 tỷ USD). Cả hai kết quả này đều tạo nên những kỷ lục mới cho Toyota. Doanh số bán lẻ trên toàn thế giới tăng 4,7% lên 10,38 triệu xe trong giai đoạn 12 tháng.

Tuy vậy, Toyota không tự tin khi nhìn về tương lai. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, sản lượng trên toàn thế giới của Toyota giảm 0,5% do hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm gián đoạn nguồn cung liên quan đến đại dịch, một nhà cung cấp của Toyota bị tấn công mạng, tình trạng thiếu chất bán dẫn và một trận động đất cũng khiến các dây chuyền bị ảnh hưởng.

Không chỉ riêng Toyota, trong tháng 4, hãng xe Mazda đã đóng cửa nhà máy sản xuất chính tại Hiroshima và nhà máy Hofu tại tỉnh Yamaguchi trong 8 ngày. Hãng xe Subaru cũng ngừng hoạt động tại 3 nhà máy trong 2 ngày. Hãng xe Honda cho biết, nhà máy Suzuka tại tỉnh Mie giảm 50% sản lượng so với kế hoạch ban đầu trong tháng 4. Nhà máy Yorii tại tỉnh Saitama sẽ giảm 30% sản lượng.

"Công ty đang trải qua giai đoạn rất khó khăn vì ngoài việc thiếu hụt chất bán dẫn ảnh hưởng đến khối lượng sản xuất, giá các mặt hàng kim loại tăng đáng kể cũng là vấn đề, đặc biệt trong năm ngoái", Phó Chủ tịch Tập đoàn Honda nói.

Tuy nhiên, với việc thành phố Thượng Hải, Trung Quốc mở cửa trở lại sau chuỗi ngày phong tỏa, ban lãnh đạo tập đoàn Honda kỳ vọng hoạt động sản xuất và hậu cần của các doanh nghiệp cung ứng cho các nhà sản xuất ô tô sẽ sớm được hồi phục lên mức 60 - 80%.

Ford cho biết họ kỳ vọng lớn vào sức mạnh định giá của mình, kết hợp với việc sản lượng dự kiến sẽ tăng lên, bù đắp được 4 tỷ USD do những khó khăn về nguyên liệu thô gây ra. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra tại GM, hãng tháng trước đã tăng gấp đôi dự báo chi phí hàng hóa lên 5 tỷ USD trong năm 2022.

Bên cạnh cuộc khủng hoảng chip, giá cả hàng hóa tăng cao cũng khiến nhiều vật liệu sản xuất ô tô ngày càng hiếm và trở nên đắt đỏ. Tình trạng khan hàng, giá nguyên vật liệu, linh kiện tăng cao được cho là lý do khiến các hãng phải điều chỉnh giá bán sản phẩm. Không chỉ hãng tăng giá, đại lý bán xe cũng bán nhiều mẫu xe “hot” như Hyundai Creta, Santa Fe, Toyota Raize, Corolla Cross … với mức giá chênh lệch từ 20-30 triệu đồng, hoặc bán kèm gói phụ kiện.

Khi giá nguyên liệu tăng sẽ dẫn tới các doanh nghiệp buộc phải đưa ra quyết định tăng giá sản phẩm, đảm bảo biên lợi nhuận. Đây là điều mà họ không hề mong muốn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nói chung đang khó khăn, thu nhập và tiêu dùng nhiều người giảm sút. Theo đó, vừa qua, giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã đổ lỗi cho lạm phát khiến xe điện Tesla tăng giá. General Motors và Ford Motor cũng đã cảnh báo chi phí tăng đáng kể trong năm nay.

Không chỉ việc Trung Quốc đóng cửa, tình hình chiến sự tại Nga-Ukraine cũng khiến nguyên liệu đầu vào tăng giá và các nhà máy ô tô ở Đông Âu phải đóng cửa. Một số nhà máy ô tô ở Ukraine đã cố gắng tiếp tục hoạt động giữa tiếng súng, trong khi các công nhân được cho là đã phải nghỉ làm để tránh bom rơi đạn lạc.

Thị trường nguyên liệu đầu vào cũng gặp rủi ro lớn vì chiến sự bởi Nga cung cấp khoảng 40% palladium thô cho thế giới, một dạng kim loại được sử dụng để làm sạch khí thải ô tô

Thị trường nguyên liệu đầu vào cũng gặp rủi ro lớn vì chiến sự bởi Nga cung cấp khoảng 40% palladium thô cho thế giới, một dạng kim loại được sử dụng để làm sạch khí thải ô tô

 
Ngân hàng UBS đánh giá, nguồn cung của ngành công nghiệp ô tô gặp hạn chế chủ yếu do tình trạng thiếu chip, dẫn đến lượng đơn đặt hàng tồn đọng lớn và lượng dự trữ đại lý thấp

Vào tháng 3, công ty phân tích ngành vận chuyển S&P Global Mobility dự báo trường hợp xấu nhất, sản lượng ô tô toàn cầu có thể giảm tới 4 triệu xe trong hai năm 2022-2022. Theo đó, doanh số ô tô toàn cầu năm 2022 sẽ giảm 2% so với năm trước. Trong đó, sản lượng ô tô của châu Âu được dự báo giảm khoảng 9%, tương đương khoảng 1 triệu ô tô. Nguyên nhân một phần là do doanh số ô tô ở Nga và Ukraine bị sụt giảm trực tiếp do chiến sự, dù hai quốc gia này chỉ chiếm một thị phần nhỏ (2% vào năm 2021) của thị trường ô tô thế giới.

Giới phân tích cho rằng, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự gián đoạn nguồn cung nguyên liệu đầu vào và link kiện quan trọng từ khu vực châu Âu, đáng chú ý nhất là nguồn cung bộ dây diện dùng trong ô tô (wire harness) từ Ukraine.

Mặt khác, thị trường nguyên liệu đầu vào cũng gặp rủi ro lớn vì chiến sự bởi Nga cung cấp khoảng 40% palladium thô cho thế giới, một dạng kim loại được sử dụng để làm sạch khí thải ô tô. Ngoài ra, Nga cũng là nhà cung ứng niken (kim loại được sử dụng trong sản xuất pin xe điện) hàng đầu của khu vực châu Âu. Chưa kể, nguồn cung các khoáng sản và kim loại thông thường khác, chẳng hạn như sắt, cũng bị ảnh hưởng bởi chiến sự. Tất cả những nguyên liệu này đều là những vật liệu chủ chốt dùng trong ngành chế tạo ô tô.

Không chỉ S&P Global Mobility, ngân hàng đầu tư UBS (Thụy Sĩ) cũng đã hạ dự báo doanh số ô tô toàn cầu năm 2022 xuống còn 83,3 triệu chiếc, từ mức kỳ vọng trước đó là 86,0 triệu chiếc. Riêng với thị trường Tây Âu, ngân hàng UBS hạ dự báo doanh số ô tô năm 2022 xuống 12,94 triệu chiếc, từ mức dự báo 14,15 triệu chiếc; đồng thời dự đoán doanh số ô tô cả châu Âu giảm còn 16,58 triệu chiếc, từ mức dự báo trước đó là 18,21 triệu chiếc. Tây Âu bao gồm các thị trường ô tô lớn là Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Italia.

Lý do chính khiến ngân hàng UBS hạ dự báo doanh số ô tô năm 2022 là do sự tắc nghẽn nguồn cung ở châu Âu, việc xuất khẩu sang Nga bị đình trệ do các lệnh trừng phạt và việc ngừng sản xuất ô tô ở thị trường này. Theo dự báo của Ngân hàng UBS, các mẫu ô tô cao cấp/hạng sang và các mẫu xe SUV có khả năng vượt trội về doanh số bán hàng, còn xe điện sẽ là "người thắng cuộc" do đang nhận được sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ và hơn nữa giá xăng và dầu diesel đang tăng cao.

Ngoài ra, công ty Dự báo thị trường ô tô LMC Automotive (Vương quốc Anh) cho biết hoạt động kinh doanh ô tô ở Tây Âu đang gây thất vọng khi ngành công nghiệp ô tô tiếp tục chịu tác động của các vấn đề về nguồn cung và chiến sự Nga - Ukraine đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Hồng Thơ
Vì sao chỉ hơn 2 năm từ khi chuyển sang thuần điện, VinFast đã là số 1 tại Việt Nam?
Giới chuyên gia nhìn nhận, mốc son lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi hãng xe nội địa VinFast vượt lên hết tất cả các hãng xe ngoại để trở thành số 1 thị trường, đến từ chiến lược nhất quán về sản phẩm tốt nhất, mức giá tốt nhất, cùng chính sách hậu mãi xuất sắc nhất.

Những mẫu xe bán chạy nhất tháng 10/2024
Ở top xe bán chạy nhất tháng 10 có sự góp mặt của 6 hãng xe. Trong đó Toyota có 3 đại diện, Ford và Mitsubishi cùng có 2 đại diện, các hãng xe còn lại là Honda, Hyundai và Mazda mỗi hãng có 1 cái tên.

Doanh số ô tô tại Việt Nam lập kỷ lục
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường trong tháng 10 lập đỉnh mới với tổng lượng xe bán ra đạt 38.761 chiếc và cao nhất kể từ đầu năm

Vinfast chiếm thị phần số 1 Việt Nam
VinFast công bố đã bàn giao hơn 11.000 xe ô tô điện các loại cho khách hàng trong tháng 10/2024, nâng tổng số luỹ kế lên hơn 51.000 chiếc, chính thức trở thành thương hiệu ô tô bán chạy số 1 thị trường Việt Nam trong 10 tháng đầu năm.

Tập đoàn máy bay Trung Quốc muốn đẩy mạnh hợp tác tại Việt Nam
Vừa qua, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Ngụy Ứng Bưu - Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC).

Vingroup, VinFast tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh?
Theo các chuyên gia, vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi xanh của VinFast không chỉ thể hiện ở việc chủ động xây dựng hệ sinh thái xe điện, mà còn ở khả năng truyền cảm hứng, tạo nên “làn sóng xanh” từ các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực.

Tích hợp công nghệ AI hỗ trợ lái xe an toàn
Số lượng phương tiện giao thông ngày càng gia tăng khiến nhu cầu về giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn trở nên cấp thiết. Các công nghệ thông minh tích hợp trong xe đang dần trở thành "người bạn đồng hành" đáng tin cậy của người lái.