Chuyên mục


Xoá danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm và hạn chế kinh doanh

27/06/2022 08:39 (GMT +7)

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện là có cơ sở và phù hợp.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến trả lời Công văn số 3116/BCT-TTTN của Bộ Công Thương về việc đề nghị cho ý kiến đối với việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ “Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện” quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP.

Theo VCCI, xét về tính pháp lý, Điều 25 Luật Thương mại 2005 trao quyền cho Chính phủ quy định về Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Điều này của Luật Thương mại 2005.

VCCI đồng tình bãi bỏ danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Ảnh minh họa

VCCI đồng tình bãi bỏ danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Ảnh minh họa

Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”, khoản 2 Điều 2 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Theo các quy định này, quy định liên quan đến hạn chế quyền của công dân đều phải được quy định tại văn bản cấp luật. Nghị định 59/2006/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh là chưa phù hợp về mặt thẩm quyền ban hành theo quy định tại Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự 2015.

Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại 2005 nhưng Luật Thương mại 2005 ban hành trước Hiến pháp 2013 và Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Hiến pháp 2013, khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, quy định về thẩm quyền quy định về hạn chế quyền của công dân sẽ áp dụng theo quy định tại Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự 2015.

Về tính thống nhất, Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Điều kiện để được kinh doanh các loại hàng hóa trong các Danh mục này được áp dụng trên “chủ thể kinh doanh” (tức là: các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ) chứ không phải là “điều kiện của hàng hóa, dịch vụ”.

Luật Đầu tư 2020 quy định Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, trong đó xác định điều kiện để được kinh doanh các ngành nghề trong Danh mục được áp dụng trên “chủ thể kinh doanh”.

Tính chất của hai loại Danh mục của Nghị định 59/2006/NĐ-CP và Luật Đầu tư 2020 là giống nhau, đều ràng buộc điều kiện đối với chủ thể kinh doanh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư 2020 “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.”. Như vậy, các quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện sẽ áp dụng theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.

Ngoài ra, nếu xem xét các loại hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục của Nghị định 59/2006/NĐ-CP nhận thấy, về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, kinh doanh có điều kiện có một số điểm khác so với Danh mục quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020.

Việc tồn tại Danh mục tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP đưa đến những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, bởi vì Nghị định này vẫn đang có hiệu lực, nếu kinh doanh những loại hàng hóa, dịch vụ không có trong Danh mục của nghị định nhưng lại có trong Danh mục của Luật Đầu tư, doanh nghiệp sẽ không phải đáp ứng điều kiện gì nếu theo quy định tại nghị định, nhưng lại phải đáp ứng điều kiện kinh doanh nếu theo quy định tại Luật Đầu tư và ngược lại.

Các hàng hóa, dịch vụ được liệt kê trong Danh mục tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP được dẫn chiếu tới các văn bản quy định chi tiết, rất nhiều văn bản này đã hết hiệu lực. Tên của hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục này cùng với cơ chế quản lý cũng đã thay đổi theo quy định hiện hành.

Đơn cử, các dịch vụ liên quan đến hàng hải (dịch vụ kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ vệ sinh tàu biển; dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển), pháp luật về hàng hải không còn quy định chi tiết về các dịch vụ này nữa. Vì vậy, nếu áp dụng theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ không biết áp dụng theo quy định nào, tại văn bản nào.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư 2020: “Quy định về tên ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong các luật khác phải thống nhất với Điều 6 và các Phụ lục của Luật Đầu tư”. Như vậy, việc thiết kế tên của hàng hóa, dịch vụ (có tính chất tương tự như là ngành nghề kinh doanh) tại Danh mục là chưa phù hợp với nguyên tắc về tên gọi theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.

Về tính chất của Danh mục quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP, qua nghiên cứu, VCCI nhận thấy, không rõ Nghị định 59/2006/NĐ-CP có tập hợp tất cả các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện không? Danh mục trong nghị định này có tương tự như tính chất của Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư 2020 không? Đây là vấn đề chưa được làm rõ trong Nghị định 59/2006/NĐ-CP cũng như Luật Thương mại 2005. Chính vì vậy, các hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP chưa thể hiện rõ vai trò, ý nghĩa hay mục tiêu chính sách.

Mặt khác, việc ban hành Danh mục tập hợp tất cả các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện trong một văn bản cấp nghị định, sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát các văn bản cùng cấp hay các văn bản cấp luật ban hành thêm các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

Theo đó, VCCI cho rằng, việc bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện là có cơ sở và phù hợp.

Kim Khánh
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
Nhằm hỗ trợ khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Lên kế hoạch triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp với Ủy viên UBND Thành phố, đại diện các sở, ngành góp ý cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.