Chuyên mục


VN-Index sẽ qua giai đoạn xấu nhất

18/07/2023 15:22 (GMT +7)

Dự báo kịch bản P/E hợp lý của thị trường sẽ vào mức 14,9 - 16,1 lần, tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường dao động 0 - 10% và giá trị khớp lệnh bình quân sàn HOSE vào mức 13.300 - 20.000 tỷ đồng. Khi đó, VN-Index có thể dao động trong khoảng 1.055 - 1.251 điểm.

Giai đoạn xấu nhất của thị trường chứng khoán (TTCK) cho năm 2023 đã ở lại phía sau. Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước đảo chiều chính sách tiền tệ từ tháng 3, thanh khoản của thị trường liên tục tăng cho tới nay, qua đó dẫn dắt sự hồi phục của VN-Index. Ngoài ra, sự hỗ trợ từ Chính phủ, với hàng loạt chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trái phiếu cũng đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định lại tâm trí đầu tư trên thị trường.

Nghị định 08 và thông tư 03 được ban hành đã tạo hành lang pháp lý để gia hạn cho các khoản vay trái phiếu đến hạn, qua đó tránh được rủi ro đổ vỡ thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong ngắn hạn. Tuy nhiên theo thống kê, tháng 9 và tháng 12 vẫn sẽ có lượng lớn trái phiếu đáo hạn, nhà đầu tư cần theo dõi áp lực thanh khoản của hệ thống trong các thời điểm này.

Thời kỳ tiền rẻ đang quay trở lại, VN-Index có thể chạm mốc 1.250 điểm nửa cuối năm

Thời kỳ tiền rẻ đang quay trở lại, VN-Index có thể chạm mốc 1.250 điểm nửa cuối năm

Đối với thị trường bất động sản, tại các đô thị lớn (Hà Nội, TP HCM) một số chủ đầu tư đã tiến hành nhận booking các dự án và có kế hoạch mở bán trong giai đoạn cuối quý III. Vị chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản đã có một số dấu hiệu hồi phục, khi tác động của việc giảm lãi suất rõ nét hơn, và nhà đầu tư tự tin hơn khi tham gia thị trường.

Tuy nhiên, giao dịch sẽ tập trung ở các thành phố lớn và các khu vực vùng ven, trong khi các tỉnh thành khác cần đợi sang năm 2024 thì mới có dấu hiệu hồi phục.

Trong nửa cuối năm, Chính phủ sẽ dành nhiều nguồn lực hơn để kích thích tăng trưởng kinh tế, vốn khá chậm trong nửa đầu năm. Bên cạnh các công cụ điều hành của chính sách tài khóa như đầu tư công và giảm thuế đã thực hiện, chính sách tiền tệ sẽ duy trì môi trường lãi suất thấp và điều này thường tốt cho TTCK.

Động lực cho thị trường giai đoạn này là thời kỳ “tiền rẻ” đã quay trở lại. TTCK sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn hơn tương đối so với gửi tiết kiệm, trái phiếu hay bất động sản trong thời gian tới. Bên cạnh đó, thách thức là nội tại nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn khi triển vọng xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước vẫn còn ảm đạm. Ngoài ra, các doanh nghiệp niêm yết đang phục hồi chậm hơn so với giá cổ phiếu, cũng là một yếu tố rủi ro tiềm ẩn.

Điểm mới của TTCK trong giai đoạn tới là KRX sẽ dần được đưa vào hoạt động. Nói về hệ thống giao dịch này, khi đưa vào hoạt động, kỳ giao dịch và thanh toán sẽ được rút ngắn lại xuống T+2 so với T+2,5 như hiện nay. Trong khi điều này có thể sẽ giúp tăng thanh khoản thị trường, lợi ích vẫn còn nhỏ so với tiềm năng mà hệ thống này có thể cung cấp như vận hành các công cụ tài chính mới: Giao dịch T+0, bán khống, quyền chọn, hay giao dịch thuật toán.

Song, việc vận hành các sản phẩm mới này có thể cần nhiều thời gian, không chỉ do các rào cản về kỹ thuật của các thành viên trên thị trường mà còn là vấn đề về việc xây dựng quy trình và pháp lý.

Mặt khác, theo Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, chỉ trong hai tháng 5 và 6 đã có hơn 250.000 tại khoản giao dịch mở mới, nâng tổng số tài khoản trong nước lên mức 7,2 triệu đơn vị, tương đương 7,2% dân số. Ông Tùng nhận định diễn biến này cho thấy sức hấp dẫn của TTCK còn lớn và triển vọng dài hạn là lạc quan.

Với những nhà đầu tư mới, vị chuyên gia khuyến nghị để có thể tồn tại và gặt hái thành quả trên TTCK, nhà đầu tư cần trang bị tốt kiến thức đầu tư và tài chính cơ bản. Đồng thời, cần có kế hoạch tài chính rõ ràng để có thể phân bổ một cách hợp lý tỉ lệ tài sản vào kênh chứng khoán với thời hạn đầu tư xác định trước. Điều này sẽ giúp tránh khỏi việc trở nên bị động trong các kế hoạch chi tiêu của mình và tránh ảnh hưởng tới hiệu suất sinh lời của danh mục đầu tư.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế đầu cơ, giao dịch ngắn hạn bởi tính chất rủi ro cao của nó do biến động ngắn hạn là rất khó để dự đoán. Cuối cùng, nếu nhà đầu tư không tự tin trong việc đầu tư, hoặc không có nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về chứng khoán thì tốt nhất nên tìm đến những tổ chức tài chính chuyên nghiệp, như công ty chứng khoán hoặc các quỹ đầu tư mở, để được tư vấn đầu tư một cách hiệu quả.

Đánh giá về giai đoạn 6 tháng cuối năm, dự báo kịch bản P/E hợp lý của thị trường sẽ vào mức 14,9 - 16,1 lần, tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường dao động 0 - 10% và giá trị khớp lệnh bình quân sàn HOSE vào mức 13.300 – 20.000 tỷ đồng. Khi đó, VN-Index có thể dao động trong khoảng 1.055 - 1.251 điểm.

Kỳ vọng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình đầu ngành, có mức định giá đang hợp lý, sẽ đóng vai trò dẫn dắt. Bên cạnh đó, với kỳ vọng câu chuyện đông tư công được đẩy mạnh, tiêu dùng phục hồi từ quý IV thì cổ phiếu thuộc các ngành liên quan cũng sẽ giao dịch sôi động.

Bức tranh nửa cuối năm sẽ có mối liên hệ mật thiết với diễn biến tăng trưởng của nền kinh tế, vốn phụ thuộc vào sự thay đổi của các nút thắt kinh tế trong nước (tăng trưởng tín dụng, pháp lý bất động sản và các vấn đề về thanh khoản của các chủ đầu tư, kích thích tổng cầu) và thách thức từ bên ngoài (nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc).

Các nút thắt trong nước sẽ dần dần được tháo gỡ với ý chí thúc đẩy tăng trưởng rất rõ từ Chính phủ, mặc dù quá trình này sẽ cần nhiều thời gian để có thể giải quyết một cách căn cơ (điển hình như vấn đề của ngành bất động sản).

Trong khi đó, các thách thức từ bên ngoài, những yếu tố mà Việt Nam không thể kiểm soát, sẽ phụ thuộc vào tình hình vĩ mô thế giới và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn. Kỳ vọng đảo chiều chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương như Fed, ECB trong năm sau có thể giúp bức tranh thương mại của Việt Nam tươi sáng hơn. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm, tình hình xuất nhập khẩu nhiều khả năng vẫn chưa có nhiều tín hiệu tích cực.

Những ngành có câu chuyện hấp dẫn trong nửa cuối năm có thể là ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng, tiêu dùng thiết yếu, bán lẻ và hàng không. 

Trưởng Ban nghiên cứu thị trường VDSC - Đỗ Thanh Tùng
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.