Chuyên mục


Tỷ phú Phạm Nhật Vượng quyết tâm đi đến cùng cho giấc mơ xe điện

14/06/2024 11:54 (GMT +7)

Cam kết đầu tư 2 tỷ USD cho start-up sản xuất xe điện non trẻ VinFast, ông Phạm Nhật Vượng cho thấy sự thanh thản khác thường.

Mong muốn của Chủ tịch Vingroup là để lại một hệ sinh thái xanh cho đời. Ông Vượng khẳng định việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast là nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế, bởi VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh, mà còn là một dự án cống hiến. VinFast không sản xuất xe giá rẻ, mà tập trung vào những sản phẩm có giá hợp lý, đúng với giá trị thực.

Cuộc phỏng vấn độc quyền của hãng thông tấn Mỹ Bloomberg với Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng được đăng tải đúng dịp kỉ niệm 5 năm khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast (14/6/2019 - 14/6/2024).

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Mặc dù mới chỉ bắt đầu sản xuất xe hơn 5 năm trước đây, nhưng giờ VinFast đang cạnh tranh với các đại gia như Tesla hay Hyundai khi bước chân vào thị trường Mỹ. VinFast cũng đang xâm nhập các thị trường như Ấn Độ và Indonesia.

Ông Phạm Nhật Vượng còn hỗ trợ tài chính cho VinFast đến bao giờ. “Cho đến khi tôi hết tiền thì thôi”, ông khẳng định trong cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg TV tại trụ sở Vingroup ở Hà Nội.

Ông Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản khoảng 5,3 tỷ USD. Ông tự tin rằng ông có thể lèo lái đưa VinFast vượt qua các thách thức, bất chấp việc những đại gia toàn cầu như Toyota hay Volkswagen đang gặp khó khăn.

VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hồi tháng 8 năm ngoái, giá cổ phiếu tăng 700% trong hai tuần đầu. Tuy giá cổ phiếu đến nay đã giảm và tỷ lệ cổ phiếu thả nổi chỉ khoảng 2%, nhưng  ông Phạm Nhật Vượng không vội vàng tăng tỷ lệ thả nổi.

 “Chúng tôi không quan tâm đến giá cổ phiếu vào lúc này và không vội vàng đưa thêm cổ phiếu ra thị trường. Tỷ lệ thả nổi không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư lớn và dài hạn”, ông Vượng giải thích.

VinFast đang đối mặt với nhiều thách thức để trở thành thương hiệu thành công trên phạm vi toàn cầu. Các hãng xe điện Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu xe điện giá rẻ và Tesla đang giảm giá xe. VinFast cũng đang gặp nhiều thách thức ở Mỹ.

Bloomberg đăng bài phỏng vấn Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng vào đúng ngày kỷ niệm 5 năm khánh thành nhà máy VinFast

Bloomberg đăng bài phỏng vấn Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng vào đúng ngày kỷ niệm 5 năm khánh thành nhà máy VinFast

Ngành xe điện cũng chứng kiến nhiều nỗ lực như những gì tỷ phú Elon Musk làm được với Tesla. VinFast giao 9.689 xe trong quý 1 năm nay, mới chỉ khoảng 10% tổng kế hoạch dự kiến 100.000 xe.

Nhà phân tích Ken Foong của Bloomberg Intelligence nhận định VinFast cần xây dựng thương hiệu và cạnh tranh với các đối thủ lớn. “Sẽ không dễ để thành công tại Mỹ. Điều đó đòi hỏi nhiều thời gian và tiền đầu tư”, ông nói.

Vingroup, các công ty thành viên và các tổ chức tài chính đã cung cấp cho VinFast khoảng 12,9 tỷ USD từ năm 2017 đến tháng 3 năm nay. VinFast đang xây nhà máy ở North Carolina, đã khởi công ở Ấn Độ và có kế hoạch xây nhà máy ở Indonesia.

Ông Vượng tỏ ra không chùn bước trước mọi thách thức. Hàng sáng ông thức dậy chơi với các cháu. “Tôi ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không lo lắng gì”, ông nói. “VinFast sẽ sớm đạt điểm hòa vốn và có thể tự chủ”.

Chủ tịch Vingroup khẳng định việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast là nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế

Chủ tịch Vingroup khẳng định việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast là nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế

Ông Vượng là nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất Việt Nam. Tập đoàn Vingroup hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.

Chủ tịch Vingroup khẳng định việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế bởi: “VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh, mà còn là một dự án cống hiến.” VinFast không sản xuất xe giá rẻ, mà tập trung vào những sản phẩm có giá hợp lý, đúng với giá trị thực.

Về kế hoạch tại Mỹ, ông Vượng cho biết doanh thu năm nay tại đây sẽ tăng 30-40 lần, đồng thời đà tăng sẽ duy trì trong 5 năm tới. Chiến lược hiện nay của VinFast là phát triển mạng lưới đại lý để tăng doanh số bán hàng, đồng thời triển khai tiếp thị trực tiếp để khách hàng tự mình trải nghiệm xe.

Kim Khánh
Ngành đường sắt nỗ lực khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3
Bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho hệ thống đường sắt phía Bắc, với tổng thiệt hại ước tính hơn 200 tỷ đồng. Hiện tại, ngành đường sắt đang tập trung toàn lực khắc phục sự cố để sớm khôi phục hoạt động.

Cần gần 3.000 tỷ đồng để khắc phục các tuyến quốc lộ sau bão
Theo Bộ GTVT, ước tính giá trị thiệt hại ban đầu cần khắc phục đối với quốc lộ từ Thanh Hóa trở ra các tỉnh miền Bắc vào khoảng 2.900 tỷ đồng (bao gồm chi phí dự kiến xây dựng lại cầu Phong Châu mới với dự kiến khoảng 800 tỷ đồng).

Đề xuất xây cầu Phong Châu 865 tỷ đồng
Hai là, gia cố, nâng cấp đoạn đê, kè xung yếu và hệ thống tường ngăn lũ thuộc đê tả, hữu sông Thao (kết hợp Quốc lộ 2D và Quốc lộ 32C) với quy mô dự kiến là 18 km; tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%).

Đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ vùng ảnh hưởng bão lũ
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT đề nghị miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ.

Vietnam Airlines kịp thời chuyển gần 30 tấn hàng đến vùng bão lũ
Chỉ sau 2 ngày triển khai, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa như: áo phao, thuốc men, thực phẩm, đồ uống... cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc.

Giải pháp vận hành trở lại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau bão số 3
Bão số 3 - siêu bão Yagi tuy không có thiệt hại về người trên tuyến Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp và để lại thiệt hại lớn về kết cấu hạ tầng và các công trình giao thông trên tuyến.

Phà ra đảo Cát Bà hoạt động trở lại
Sau nhiều giờ dừng phục vụ để đảm bảo an toàn trong bão số 3, từ 12 giờ trưa nay (9/9), phà Đồng Bài – Cái Viềng nối đảo Cát Bà với đảo Cát Hải của Hải Phòng đã chính thức hoạt động trở lại.