Chuyên mục


Tỷ giá tăng, hàng không áp lực

26/10/2022 05:58 (GMT +7)

Giới phân tích tài chính cho rằng ngành hàng không sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực nhất do thuê máy bay chiếm phần lớn chi phí và phải trả bằng USD; trong khi doanh thu quốc tế vẫn chưa trở lại kể từ sau đại dịch.

Chỉ trong vòng một tuần, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng đã tăng khoảng 660 đồng, tương đương tăng khoảng 2,6%. Qua đó đánh dấu nhịp mất giá mạnh nhất của VND so với USD kể từ đầu năm đến nay, và thậm chí là trong nhiều năm trở lại đây.

Hàng không sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực nhất

Hàng không sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực nhất

So với cuối năm 2021, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng hiện đã tăng khoảng 2.000 đồng/USD, tương đương VND giảm khoảng 8,6% so với USD. Trong khi giá USD tự do cũng đã tăng hơn 7,2%, vượt mốc 25.000 đồng/USD.

Tỷ giá hối đoái tăng mạnh sẽ tác động trực tiếp lên các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu lớn. Trong đó, các doanh nghiệp thiên về xuất khẩu sẽ hưởng lợi khi giá hàng hóa bán sang thị trường nước người trở nên rẻ hơn; còn doanh nghiệp thiên về nhập khẩu sẽ chịu tác động tiêu cực do chi phí đầu vào gia tăng.

Dễ nhận thấy, USD tăng giá làm gia tăng áp lực nợ vay đối với những doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn ngoại tệ. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt theo kỳ hạn khoản vay (ngắn hạn hay dài hạn).

Trong đó, những doanh nghiệp có nhiều khoản nợ ngắn hạn sẽ chịu nhiều áp lực. Ngược lại, những doanh nghiệp có tỷ trọng cao khoản vay USD dài hạn sẽ chưa phải đối diện với việc đáo hạn nợ gốc. Tuy nhiên, biến động bất lợi của tỷ giá cũng sẽ khiến cho các dianh nghiệp này phải đánh giá lại khoản vay và ghi nhận lỗ kế toán trên báo cáo kết quả kinh doanh, cũng như gia tăng chi phí lãi vay.

Trước diễn biến này, đại diện Mirae Asset cho rằng, sẽ có nhóm công ty được hưởng lợi hoặc bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đồng USD và sự mất giá của tiền đồng. Cụ thể, đối tượng được hưởng lợi từ việc USD tăng giá là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam (vào thị trường Mỹ), nhưng các doanh nghiệp đang vay USD sẽ gặp bất lợi.

Chi tiết hơn, nhóm phân tích Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) cho rằng, ngành hàng không sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực nhất do thuê máy bay chiếm phần lớn chi phí và phải trả bằng USD trong khi doanh thu quốc tế vẫn chưa trở lại kể từ sau đại dịch.

Còn ngành thép cũng chịu ảnh hưởng gặp bất lợi do nguyên liệu được nhập bằng USD, một số khoản nợ cũng bằng USD. Với ngành tiện ích, nguyên liệu nhập khẩu được chốt giá trước với EVN, trong khi phần lớn lỗ chênh lệch tỷ giá đến từ các khoản nợ bằng USD. Do vậy cũng chịu tác động xấu. Các tập đoàn đa ngành cũng bị ảnh hưởng tiêu cực vì nợ bằng USD có thể gây ra tác động đến chi phí tài chính và các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tiềm ẩn chưa thực hiện.

Ở chiều ngược lại, ngành bất động sản khu công nghiệp được lợi nhất do giá cho thuê thường được niêm yết bằng USD và được ghi nhận trực tiếp vào doanh thu, dù không phát sinh lãi/lỗ tỷ giá. Ngành thủy sản cũng nhận ảnh hưởng tích cực do hơn 60% tổng doanh thu là từ thị trường Mỹ. Tương tự, hoạt động xuất khẩu của ngành hóa chất gia tăng nhờ tình trạng thiếu hóa chất toàn cầu giúp ngành này được hưởng lợi từ việc tăng tỷ giá hối đoái

Trong khi đó, các chuyên gia của KBSV khẳng định, nhóm doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn nguyên vật liệu đầu vào ít phụ thuộc vào nhập khẩu cũng sẽ được hưởng lợi do nguồn thu từ ngoại tệ khi quy đổi sang VND sẽ tăng lên sau khi VND giảm giá.

Áp lực nhập khẩu lạm phát sẽ gia tăng và từ đó có thể tác động liên đới lên mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Các doanh nghiệp có nguồn nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu trong khi đầu ra chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ chịu tác động bất lợi.

Hồng Thơ
Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Thay đổi thú vị về ô tô và xe máy trong hơn một thập kỷ qua
Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022” của Tổng cục Thống kê, tình hình ô tô và xe máy tại Việt Nam qua hơn 1 thập kỷ đã có nhiều thay đổi thú vị.

Hà Nội: Tìm nhà thầu xây cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A
Dự án cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A hoàn chỉnh hướng tuyến mới của đường 427 theo quy hoạch, giúp kết nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Chấn chỉnh công tác quản lý vận tải ô tô tại địa phương
Thanh tra Bộ GTVT vừa báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch 12882 ngày 14/11/2023 của Bộ GTVT về kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cứ mỗi phút có 5 chiếc xe máy được mua
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, lượng xe máy mới bán ra trong quý I năm 2024 đạt trên 603.000 chiếc, giảm gần 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.