Chuyên mục


Từ chối đưa sân bay Mộc Châu vào quy hoạch

20/09/2022 11:38 (GMT +7)

Tuy nhiên, Bộ GTVT ủng hộ tỉnh Sơn La có thể đầu tư sân bay chuyên dùng để phát triển du lịch, sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, đồng thời chủ trì kêu gọi các nguồn lực để đầu tư.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Sơn La về việc đưa sân bay Mộc Châu vào quy hoạch mạng cảng hàng không thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Bộ, quy hoạch đường bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đã hoạch định tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu dài khoảng 145km, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Tuyến cao tốc được đưa vào khai thác sẽ kết nối thuận lợi tới sân bay Nội Bài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bộ ủng hộ tỉnh Sơn La có thể đầu tư sân bay chuyên dùng để phát triển du lịch, sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, đồng thời chủ trì kêu gọi các nguồn lực để đầu tư

Bộ ủng hộ tỉnh Sơn La có thể đầu tư sân bay chuyên dùng để phát triển du lịch, sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, đồng thời chủ trì kêu gọi các nguồn lực để đầu tư

Trên địa bàn Sơn La, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa sân bay Nà Sản vào quy hoạch cảng hàng không giai đoạn 2021-2030, cho phép tỉnh là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Vì thế, Bộ không đưa sân bay Mộc Châu vào quy hoạch.

Tuy nhiên, Bộ ủng hộ tỉnh Sơn La có thể đầu tư sân bay chuyên dùng để phát triển du lịch, sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, đồng thời chủ trì kêu gọi các nguồn lực để đầu tư. Sân bay chuyên dùng để khai thác hàng không chung hoặc chuyên chở hành khách, hàng hóa mà không phải vận chuyển công cộng. Máy bay chuyên dùng là các loại trực thăng, thủy phi cơ, máy bay cánh bằng loại nhỏ, máy bay không người lái.

Trước đó đầu tháng 9, UBND tỉnh Sơn La đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải bổ sung vào quy hoạch sân bay Mộc Châu. Dự kiến giai đoạn 1 (đến năm 2030), Mộc Châu là cảng hàng không dân dụng với công suất một triệu khách mỗi năm; giai đoạn 2 sau năm 2030 công suất 2 triệu khách mỗi năm.

Theo văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La - Lê Hồng Minh ký, việc quy hoạch và đầu tư phát triển Cảng hàng không Mộc Châu là cần thiết, nhằm phục vụ mục đích an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Sơn La là tỉnh có nhiều tiềm năng về tự nhiên (cảnh quan đẹp, khí hậu tốt, địa hình phong phú), về xã hội (với 12 dân tộc giàu bản sắc truyền thống) và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế du lịch phong phú, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Lượng khách đến với Sơn La đạt khoảng 2,5 triệu lượt người năm 2019; tăng trưởng nhanh, ổn định ở mức khoảng 23,2%/năm.

Theo Nghị định 42/2016/NĐ-CP, sân bay chuyên dùng được xây dựng để phục vụ khai thác hàng không chung hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải "vận chuyển công cộng". Máy bay chuyên dùng là các loại trực thăng, thủy phi cơ, máy bay cánh bằng loại nhỏ, máy bay không người lái... Vận chuyển công cộng (Common carrier) là loại hình vận tải mà trong đó các công ty vận chuyển có trách nhiệm cung cấp dịch vụ vận chuyển phục vụ công dân và nền kinh tế quốc dân với mức giá chung do Nhà nước quy định.

Như vậy, tỉnh Sơn La vẫn có cơ hội quy hoạch và xây dựng sân bay Mộc Châu, tuy nhiên tính chất của sân bay này sẽ không giống 31 sân bay được Bộ GTVT đưa vào quy hoạch. Hiện nay, cả nước chỉ có duy nhất dự án sân bay Hồ Tràm (Lộc An, Bà Rịa - Vũng Tàu) được Bộ Quốc phòng phê duyệt là sân bay chuyên dùng.

Hồng Thơ
Hà Tĩnh tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư
Sáng 28/5, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ KH&ĐT tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng”.

Đường Vành đai 3 TP.HCM khởi công tháng 6
Dự án đường Vành đai 3 vùng TP.HCM đi qua 4 địa phương gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Dự án có chiều dài hơn 76 km, kinh phí đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng.

Gemadept vận hành cụm cảng sông lớn nhất khu vực Đình Vũ - Hải Phòng
Cảng Nam Đình Vũ Giai đoạn 2 sau thời gian khẩn trương hoàn thành thi công, đã chính thức được đưa vào vận hành khai thác với diện tích 2 giai đoạn là 42ha, 880m cầu bến và công suất 1,2 triệu TEU/năm.

Đề xuất cơ chế đặc biệt cho dự án đường kết nối 3 tỉnh
Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng có quy mô tương đương nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công, vốn đầu tư không lớn, mức độ kỹ thuật thi công không phức tạp.

Cập nhật tiến độ cầu Mỹ Thuận 2
Tổng giá trị xây lắp của dự án đến thời điểm hiện đạt hơn 78% giá trị hợp đồng, vượt 1,5% so với kế hoạch. Dự án có 5 gói thầu xây lắp, các nhà thầu đã hoàn thành 3 gói và đến cuối tháng 6 sẽ hoàn thành thêm gói thi công đường dẫn phía bờ Vĩnh Long.

Xuất hiện nhiều chim ở sân bay Côn Đảo
Cục Hàng không Viêt Nam (Cục HKVN) vừa có văn bản gửi ACV; Cảng hàng không Côn Đảo; VASCO và Cảng vụ hàng không miền Nam liên quan đến kiểm soát động vật hoang dã tại Cảng hàng không Côn Đảo.

Hơn 13.500 tỷ giải phóng mặt bằng làm vành đai 3 qua Bình Dương
Tại TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đơn giá bồi thường cao nhất là đất thổ cư với giá hơn 42 triệu đồng/m2 nằm trên Quốc lộ 13; đất nông nghiệp, thương mại dịch vụ cao nhất 27 triệu đồng/m2, thấp nhất 3 triệu đồng/m2.