Chuyên mục


Thừa Thiên Huế: Thông qua chủ trương đầu tư Dự án Cầu vượt qua phá Tam Giang

01/07/2023 09:02 (GMT +7)

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt một số chủ trương đầu tư, trong đó có Dự án Cầu vượt qua phá Tam Giang trên địa bàn huyện Phú Vang với tổng kinh phí hơn 1.023 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ước đạt 6,51%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xếp thứ 25/63 tỉnh/thành cả nước, đứng thứ 8/14 tỉnh/thành Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu trong 5 tỉnh/thành Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Phối cảnh cầu vượt cửa biển Thuận An.

Phối cảnh cầu vượt cửa biển Thuận An.

Nổi bật đó là khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh trở lại với mức tăng 8,35%, chiếm 49,7% trong cơ cấu kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch đến Huế đạt khoảng hơn 1,6 triệu lượt, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó khách quốc tế đạt khoảng 567,2 ngàn lượt, gấp 44,8 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ du lịch 6 tháng ước đạt khoảng 3.494 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 2,95%. Khu vực nông, lâm, thủy sản tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện; tăng trưởng 9,48%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 4.950 tỷ đồng, bằng 49,9% dự toán. Từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên Huế có 415 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 2.749 tỷ đồng; đã cấp mới 9 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.705,8 tỷ đồng, cấp giấy chấp thuận chủ trương đầu tư cho 7 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 1.589,3 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh đã giao là 8.091,097 tỷ đồng, giải ngân đến ngày 20/6 là 2.097,649 tỷ đồng, đạt 25,9% kế hoạch. Dự kiến đến ngày 30/6, tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh đạt khoảng 36%.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành và đưa vào khai thác nhà ga hành khách T2 (Cảng HKQT Phú Bài).

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành và đưa vào khai thác nhà ga hành khách T2 (Cảng HKQT Phú Bài).

Cũng trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành và đưa vào khai thác nhà ga hành khách T2 (sân bay Phú Bài); tiếp tục ưu tiên đầu tư các dự án nhằm tạo động lực và có tính chất lan tỏa phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, tập trung hoàn thành các tuyến đường Phú Mỹ - Thuận An, đường Chợ Mai - Tân Mỹ, đường phía Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa) trong năm 2023; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2; hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài và đường Vành đai 3…

Nổi bật ở đây, cầu qua phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa đi xã Vinh Xuân. Khi hoàn thiện đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông chính trong khu vực theo quy hoạch đã được duyệt, nâng cao năng lực thông hành, chống ùn tắc và giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đường giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Vang và sự phát triển chung của tỉnh; đồng thời là động lực thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ và cải thiện đời sống dân sinh; hình thành, phát triển các đô thị vệ tinh, khu đô thị mới; khai thác hiệu quả các quỹ đất được quy hoạch hai bên tuyến dự án, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, dự án có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km, bao gồm cầu qua phá Tam Giang dài khoảng 1,4km, chiều rộng là 15,5m và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 1,6km. Dự kiến, dự án sẽ khởi công vào năm 2024 từ nguồn ngân sách tỉnh và sẽ hoàn thành trong 4 năm./.

Hồng Nhi
Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.