Chuyên mục


Thêm xung lực cho ngành ô tô

15/06/2022 17:25 (GMT +7)

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô.

Ngày 13/6, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô.

quocgiasanxuatxecafeauto07-1485332729

Thực tế các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu.

Quy mô chủ yếu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn nhỏ nên đa số có trình độ công nghệ, quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế, dẫn tới khó có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng… Ngoài ra, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp cũng đang kìm hãm sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp trong nước chưa tham gia được sâu vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài.

Trước tình hình trên, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp chia sẻ, việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài. “Việc phụ thuộc lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực”- ông Phạm Tuấn Anh nhìn nhận.

Ông Hiroyuki Ueda - Tổng giám đốc Công ty Ô tô Toyota Việt Nam cũng cho biết, trong năm 2020-2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, công ty vẫn tuyển dụng được 12 nhà cung cấp mới. “Hiện tại, chúng tôi có 46 nhà cung cấp, trong đó có 6 nhà cung cấp thuần Việt. Bên cạnh đó, Toyota Việt Nam đã nội địa hóa thêm 324 linh kiện, nâng tổng số lên 724 linh kiện nội địa cho đến nay. Chúng tôi đặt mục tiêu tăng thêm nhiều nhà cung cấp và hơn 200 linh kiện nội địa trong năm 2022”- ông Hiroyuki Ueda thông tin.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Phạm Tuấn Anh và ông Hiroyuki Ueda - Giám đốc Công ty Ô tô Toyota Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Phạm Tuấn Anh và ông Hiroyuki Ueda - Giám đốc Công ty Ô tô Toyota Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ

Trong 2 năm qua, việc triển khai dự án hợp tác giữa Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam về tìm kiếm, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp nội địa đã có kết quả khả quan.

Cụ thể, Toyota Việt Nam đã tuyển dụng được 1 nhà cung cấp và đang trong quá trình tìm hiểu 6 nhà cung cấp tiềm năng; tổ chức các khóa đào tạo về nâng cao hiệu quả công việc cho 45 nhà cung cấp mới.

Tổ chức các chuyến đi tham qua 2 nhà cung cấp của Toyota và các buổi tọa đàm nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển nhà cung cấp cũng như tiêu chí tuyển dụng của Toyota. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể hiểu được về quy trình tuyển dụng và hỗ trợ nhà cung cấp của Toyota.

Năm 2022, với mục tiêu mở rộng và thiết thực hoá các hoạt động hợp tác giữa hai bên, Cục Công nghiệp cùng Công ty Ô tô Toyota Việt Nam tiếp tục tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô. Việc hợp tác được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị, góp phần nâng cao năng lực, tăng khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

Theo Cục Công nghiệp, mặc dù ngành công nghiệp hỗ trợ thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, nhưng thực tế các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu.

Cùng đó, quy mô chủ yếu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn nhỏ nên đa số có trình độ công nghệ, quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế, dẫn tới khó có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng… Ngoài ra, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp cũng đang kìm hãm sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp trong nước chưa tham gia được sâu vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài.

Việc phụ thuộc lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Trong năm 2020 - 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam vẫn tuyển dụng được 12 nhà cung cấp mới. Hiện tại, Toyota Việt Nam có 46 nhà cung cấp, trong đó có 6 nhà cung cấp thuần Việt. Bên cạnh đó, Công ty đã nội địa hóa thêm 324 linh kiện, nâng tổng số lên 724 linh kiện nội địa cho đến nay. Toyota Việt Nam đặt mục tiêu tăng thêm nhiều nhà cung cấp và hơn 200 linh kiện nội địa trong năm 2022.

Năm 2022, với mục tiêu mở rộng và thiết thực hoá các hoạt động hợp tác giữa hai bên, Cục Công nghiệp cùng Công ty Ô tô Toyota Việt Nam tiếp tục tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô. Việc hợp tác được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao năng lực, tăng khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

Mỹ Diệu
Ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản tăng mạnh
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10, Việt Nam đã nhập khẩu 14.675 ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Trong đó, đáng chú ý là lượng ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng đột biến, gấp gần 4 lần so với tháng trước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ
Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng xanh VinEG (“VinFast Energy”), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (“Schneider Electric”) và Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Biển Đông (“ESEC”) đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, qua đó thúc đẩy lĩnh vực quản lý năng lượng tại Việt Nam.

Vì sao chỉ hơn 2 năm từ khi chuyển sang thuần điện, VinFast đã là số 1 tại Việt Nam?
Giới chuyên gia nhìn nhận, mốc son lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi hãng xe nội địa VinFast vượt lên hết tất cả các hãng xe ngoại để trở thành số 1 thị trường, đến từ chiến lược nhất quán về sản phẩm tốt nhất, mức giá tốt nhất, cùng chính sách hậu mãi xuất sắc nhất.

Những mẫu xe bán chạy nhất tháng 10/2024
Ở top xe bán chạy nhất tháng 10 có sự góp mặt của 6 hãng xe. Trong đó Toyota có 3 đại diện, Ford và Mitsubishi cùng có 2 đại diện, các hãng xe còn lại là Honda, Hyundai và Mazda mỗi hãng có 1 cái tên.

Doanh số ô tô tại Việt Nam lập kỷ lục
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường trong tháng 10 lập đỉnh mới với tổng lượng xe bán ra đạt 38.761 chiếc và cao nhất kể từ đầu năm

Vinfast chiếm thị phần số 1 Việt Nam
VinFast công bố đã bàn giao hơn 11.000 xe ô tô điện các loại cho khách hàng trong tháng 10/2024, nâng tổng số luỹ kế lên hơn 51.000 chiếc, chính thức trở thành thương hiệu ô tô bán chạy số 1 thị trường Việt Nam trong 10 tháng đầu năm.

Tập đoàn máy bay Trung Quốc muốn đẩy mạnh hợp tác tại Việt Nam
Vừa qua, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Ngụy Ứng Bưu - Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC).