Thay đổi nhận thức để giảm tai nạn
Chấp hành đúng luật về ATGT để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.
“An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và cả xã hội”, “Hãy ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông”… là thông điệp trên những tấm pano tuyên truyền trên các tuyến đường phố không chỉ ở tỉnh Bắc Giang mà trong cả nước và đó cũng là thông điệp mà Chính phủ, Ủy Ban ATGT quốc gia thường xuyên chỉ đạo đến các địa phương nhằm hạn chế TNGT. Điều đó đòi hỏi tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc và đúng về vấn đề ATGT và bằng việc làm của mình trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Việc mỗi một lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chấp hành đúng luật về ATGT để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội. Chỉ cần mỗi chúng ta ứng xử thiếu văn hóa, thiếu ý thức thì sẽ để lại hậu quả nặng nề, to lớn. Đã có hàng nghìn người con mất cha, vợ mất chồng, gia đình mất đi người thân và hậu quả của nó để lại cho xã hội thật to lớn. Những trẻ em mất cha, mất mẹ trở thành mồ côi không nơi nương tựa; những người bố, người mẹ quặn đau tiễn đưa những người con mà bao năm nuôi dưỡng chăm sóc trưởng thành.
Tất cả đều do TNGT mang lại bởi nhiều người điều khiển phương tiện thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ; do lạnh lách, đánh võng, do máu “anh hùng rơm” của những thanh niên thiếu ý thức học tập, rèn luyện, chỉ biết ăn chơi, hởng thụ đã tụ tập đua xe; do sự vội vã của những người khi tham gia giao thông… Chính bởi những lý do đó mà hàng năm Chính phủ, Ủy Ban ATGT Quốc gia lấy làm năm an toàn giao thông nhằm xây dựng một xã hội giao thông văn minh để không còn những nỗi đau con mất cha, vợ mất chồng, người mẹ mất con…
Hiện nay, một vấn đề nhức nhối đáng “báo động” cần được quan tâm là giáo dục ATGT trong nhà trường, do vậy gần như năm nào lực lượng chức năng cũng tổ chức tuyên truyền ngay từ đầu năm học; nhà trường cũng có quy định, cam kết với học sinh, gia đình. Nhưng trên thực tế không chỉ ở tỉnh Bắc Giang mà trong cả nước xuất hiện tình trạng học sinh vi phạm quy định TTATGT vẫn khá phổ biến, đặc biệt là tại các trường trung học phổ thông. Nhiều em học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, không bằng lái nhưng vẫn vượt đèn đò, lạng lách đánh võng, đi hàng ba, hàng bốn trước cổng trường và nhiều tuyến đường.
Đặc biệt, không chỉ có học sinh ngay cả phụ huynh cũng vô tư đứng đón con dưới lòng đường một cách vô tư, gây khó khăn cho người và phương tiện di di chuyển qua lại trên tuyến đường. Tuy nhiên, Một vấn đề nữa là hiện nay, một số cơ quan, đơn vị, địa phương cấp uỷ, chính quyền vẫn có tư tưởng giao khoán cho lực lượng chuyên trách trong việc tổ chức thực thi pháp luật về trật tự ATGT; chưa chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc; chưa thực hiện trách nhiệm và vai trò lãnh đạo trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.
Trách nhiệm ở đây không chỉ có lực lượng chức năng mà đòi hỏi cần có sự vào cuộc của toàn xã hội mà trước tiên là trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị, cấp uỷ, chính quyền địa phương và mỗi cán bộ công chức, đảng viên phải là người gương mẫu đi đầu chấp hành đúng quy định của pháp luật về ATGT... Vì vậy, để hạn chế TNGT, mỗi người tham gia giao thông cần phải học tập và hiểu rõ Luật Giao thông đường bộ, đồng thời cần học cách ứng xử khi tham gia giao thông. Không chỉ là nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông mà còn cần tích cực cứu giúp những người gặp tai nạn giao thông... Đó là cách ứng xử văn hoá và là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Thời gian qua, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các kế hoạch, phương án tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tư ATGT. Năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 315 vụ TNGT, làm chết 135 người, làm bị thương 261 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 67 vụ, giảm 57 người chết, giảm 42 người bị thương. Những kết quả đạt được trong công tác giảm thiểu, kiềm chế TNGT thời gian qua phản ánh quyết tâm xây dựng tính bền vững cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở tỉnh Bắc Giang cần được quan tâm đầu tư xây dựng. Song so với nhu cầu phát triển thì hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại một số bất cập, như kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; nhiều tuyến đường quan trọng đang trong giai đoạn vừa thi công, vừa khai thác, ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Song xuất hiện tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT diễn ra thường xuyên, chưa được xử lý, nhiều điểm đen về tai nạn giao thông chưa được xóa bỏ. Đặc biệt, tình trạng uống rượu, bia khi tham gia giao thông, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng… Đặc biệt, hiện tượng “bến cóc”, “xe dù” vẫn ngang nhiên hoạt động trên lĩnh vực vận tải hành khách còn tồn tại.
Để giảm thiểu TNGT là trách nhiệm của cả cộng đồng, xã hội. Chúng ta hãy cùng nhau có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân, bạn bè và với toàn xã hội. Mà hành động mỗi chúng ta có thể làm ngay, đó là chấp hành nghiêm pháp luật về đảm bảo TTATGT. Để đảm bảo tính bền vững cho sự phát triển, hãy hành động như năm nào cũng là năm ATGT.