Chuyên mục


Tầm nhìn mới cho kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông

29/07/2022 06:35 (GMT +7)

Kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông hướng tới việc xây dựng một mô hình liên kết kinh tế tiểu vùng, tạo không gian phát triển, phát huy tối đa lợi thế của các địa phương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng trưởng kinh tế cao, tạo ra cực tăng trưởng trong vùng đồng bằng sông Hồng, khu vực phía Bắc.

Ngày 28/7 tại thành phố Hạ Long, Chủ tịch UBND 4 tỉnh, thành phố Hải Phòng (Chủ tịch Nguyễn Văn Tùng), Quảng Ninh (Chủ tịch Nguyễn Tường Văn), Hải Dương (Chủ tịch Triệu Thế Hùng), Hưng Yên (Chủ tịch Trần Quốc Văn) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Chủ tịch Phạm Tấn Công) đã chính thức ký kết Thoả thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông.

Đây là một sáng kiến trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh liên kết vùng, nhằm tăng cường phối hợp khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của 4 địa phương dọc theo trục đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của nước ta đều đưa ra định hướng "Tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới”.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký - Uỷ viên trung ương Đảng - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Hội nghị

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký - Uỷ viên trung ương Đảng - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Hội nghị

Lễ ký kết được thực hiện trong khuôn khổ Diễn đàn kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng 4 tỉnh, thành phối hợp tổ chức. Tham dự Diễn đàn và chứng kiến lễ ký kết có các đồng chí Uỷ viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh, thành uỷ 4 địa phương, lãnh đạo các ban, ngành trung ương và 4 địa phương, gần 300 đại biểu là đại diện các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và quốc tế, lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp APEC.

Lãnh đạo 4 tỉnh thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, lãnh đạo VCCI và lãnh đạo ban ngành Trung ương, địa phương, các doanh nghiệp tham dự Hội nghị.

Sáng kiến Kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông hướng tới việc xây dựng một mô hình liên kết kinh tế tiểu vùng, tạo không gian phát triển mới, phát huy tối đa lợi thế của các địa phương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng trưởng kinh tế cao và có cộng đồng doanh nghiệp phát triển mạnh, tạo ra cực tăng trưởng trong vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc.

 
Nếu trong lịch sử xa xưa, dòng sông luôn là trục phát triển và kết nối các trung tâm kinh tế, văn hoá của con người, thì ngày nay các con đường cao tốc đóng vai trò như dòng sông khi xưa tạo ra và kết nối các trung tâm kinh tế, đô thị mới, do đó trục cao tốc phía Đông chính là tiền đề cho sự kết nối kinh tế 4 tỉnh, thành. Bốn địa phương khi liên kết lại sẽ tạo lên một không gian và tầm nhìn mới về phát triển kinh tế, có quy mô lớn, có nhiều tiềm năng, lợi thế, tạo thuận lợi thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các doanh nghiệp, thu hút nhiều hơn nữa các dự án đầu tư có chất lượng, từ đó tạo ra cực tăng trưởng trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI

Việc liên kết 4 địa phương sẽ tạo ra một vùng có tổng diện tích tự nhiên gấp 3 lần thủ đô Hà Nội, 5 lần thành phố Hồ Chí Minh và 8 lần so với Đà Nẵng, và quy mô dân số gấp gần 6 lần Đà Nẵng, bằng khoảng gần 80% dân số Hà Nội và bằng gần 70% dân số thành phố Hồ Chí Minh. Bốn địa phương có lợi thế lớn về kết nối về hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước, có trục cao tốc phía Đông nối một đầu là thủ đô Hà Nội, một đầu là cửa khẩu Móng Cái thông với thị trường Trung Quốc khổng lồ.

Các doanh nghiệp trong vùng có thể sử dụng 3 sân bay quốc tế (Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn) và hệ thống các cảng biển quốc tế. Tham gia liên kết kinh tế, mỗi địa phương đều có các thế mạnh riêng để phát huy, khai thác, cụ thể như: Quảng Ninh với thế mạnh về tài nguyên du lịch, dịch vụ, chuỗi sản xuất - thương mại gắn với thị trường Trung Quốc; Hải Phòng có lợi thế đặc biệt về hệ thống cảng biển và logistics; Hải Dương có tiềm năng nổi trội về nguồn nhân lực, quỹ đất và vị trí trung tâm vùng, thế mạnh về công nghiệp cơ khí, chế tạo; Hưng Yên có lợi thế đặc biệt do tiếp giáp thủ đô Hà Nội, tiềm năng lớn trong phát triển công nghiệp cũng như nông nghiệp công nghệ cao, đang có tốc độ đo thị hoá rất nhanh.

Các bên tham gia liên kết cùng thống nhất thành lập Hội đồng kết nối vùng và giao VCCI giữ vai trò thường trực công tác điều phối hoạt động kết nối kinh tế 4 tỉnh, thành, Ban thư ký của vùng sẽ đặt tại VCCI. VCCI sẽ phát huy đội ngũ chuyên gia và các thế mạnh của VCCI trong kết nối với cộng đồng doanh nghiệp, các ngành và các đối tác quốc tế để cùng 4 tỉnh, thành tạo ra một mô hình kết nối kinh tế vùng thành công, với các hoạt động thực chất, cụ thể, đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình phát triển kinh tế bền vững của cả 4 địa phương. Một chủ thể rất quan trọng của kết nối kinh tế là các doanh nghiệp, nên trong khuôn khổ Sáng kiến, VCCI sẽ hỗ trợ thành lập và triển khai hoạt động Hội đồng doanh nghiệp vùng.

Trong năm 2022 và 2023, các hoạt động chính sẽ tập trung vào liên kết, hợp tác trong một số lĩnh vực như: Xúc tiến thương mại, đầu tư; Giao thông và logistics; Phát triển chuỗi cung ứng sản xuất; Phát triển du lịch, dịch vụ; Nông nghiệp công nghệ cao và chế biến nông sản; Cải thiện môi trường kinh doanh; Chuyển đổi số và kết nối số;…  Việc triển khai sẽ ưu tiên các hoạt động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực, bắt đầu từ các việc đơn giản, dễ thống nhất, phối hợp, rồi mới mở rộng tới các hoạt động phức tạp hơn, đòi hỏi sự phối hợp có chiều sâu về chính sách và cơ chế hợp tác.

Chủ tịch VCCI, Chủ tịch UBND các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương ký kết thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông tại Hội nghị.

Được biết, cùng với việc tổ chức ký kết Thoả thuận kết nối kinh tế nói trên, trong ngày 28/7/2022 UBND 4 tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và VCCI đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông để giới thiệu và thảo luận về không gian kinh tế và cơ hội đầu tư vào 4 địa phương với các doanh nghiệp APEC. Sự kiện được tổ chức đồng thời với Kỳ họp 3 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (Kỳ họp ABAC 3) do VCCI đăng cai tổ chức tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh từ ngày 26-29/7/2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu trong phiên khai mạc kỳ họp vào sáng 27/7/2022.

Gần 150 đại biểu quốc tế của 21 nền kinh tế APEC đã đến Hạ Long tham dự hội nghị, trong đó có nhiều lãnh đaọ các doanh nghiệp lớn hàng đầu thế giới, có doanh thu hàng chục tỷ đô-la Mỹ như NEC, UPS, Marubeni, Quanta, Sinochem, Acer,… Diễn đàn Kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông được tổ chức cùng với Kỳ họp ABAC 3 đã lan toả thông tin về việc hình thành kết nối kinh tế 4 tỉnh, thành trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp APEC, nhiều doanh nghiệp quan tâm và cho biết sẽ quay lại để tìm hiểu kỹ hơn các cơ hội kinh doanh và đầu tư tại 4 địa phương.

Thế Phương - Trang Bùi
Tags:
Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.