Chuyên mục


Sơ bộ quy hoạch khả thi cảng hàng không

23/02/2023 05:33 (GMT +7)

Bộ GTVT đã nhận được đề xuất của 10 địa phương kiến nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không (gồm Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh).

Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác về nghiên cứu, đánh giá tổng thể khả năng khai thác hàng không dân dụng tại sân bay quân sự; nghiên cứu đề án xã hội hóa đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Bộ GTVT đã nhận được đề xuất của 10 địa phương kiến nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không

Bộ GTVT đã nhận được đề xuất của 10 địa phương kiến nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không

Liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã nhận được đề xuất của 10 địa phương kiến nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không (gồm Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh).

Ngoài ra, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức làm việc với các địa phương có kiến nghị bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không; đánh giá sơ bộ khả năng hình thành cảng hàng không tại các địa phương.

Qua kết quả rà soát, trong số 10 vị trí được các địa phương đề xuất, có 2/10 vị trí cảng hàng không (tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang) không khả thi bố trí đường cất hạ cánh, thiết kế phương thức bay do địa hình hiểm trở, tuy nhiên các đơn vị đề xuất địa phương có thể nghiên cứu ở vị trí khác khả thi hơn.

Có 8/10 vị trí có khả năng bố trí đường cất hạ cánh, thiết kế phương thức bay, tuy nhiên phần lớn có sự xung đột và chồng lấn về vùng trời, một số vị trí cần có số liệu khảo sát, đánh giá cụ thể về tĩnh không đầu, tĩnh không sườn để đánh giá khối lượng san, gạt và số liệu liên quan khác.

"Về cơ bản, các vị trí đề xuất cần tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng cả về điều kiện địa hình và tổ chức vùng trời" Bộ GTVT đánh giá.

Trên cơ sở kết quả làm việc, đến nay Bộ GTVT đã nhận được ý kiến của 9/10 địa phương (gồm Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Khánh Hòa, Tây Ninh) đối với nội dung bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới. 

Trong đó, UBND tỉnh Sơn La đề nghị tiếp tục tập trung quy hoạch Cảng hàng không Nà Sản trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không, đề xuất quy hoạch sân bay Mộc Châu theo hướng là sân bay chuyên dùng, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch.

Còn lại, các địa phương khác đều đề xuất bổ sung quy hoạch cảng hàng không mới và kiến nghị giao địa phương xây dựng đề án nghiên cứu, phát triển cảng hàng không dân dụng đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, xác định lộ trình, nguồn lực đầu tư bảo đảm tính khả thi, làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Căn cứ kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất của các địa phương, Bộ GTVT nhận định nhu cầu quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông nhằm phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương là chính đáng bởi đây đều là các tỉnh có tiềm năng về thị trường vận tải hàng không.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi về quy hoạch cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tổng thể các yếu tố về kinh tế-kỹ thuật, Bộ GTVT nêu quan điểm cần có đơn vị tư vấn thực hiện để bảo đảm đầy đủ số liệu.

Song song đó, để phát huy tính chủ động và phù hợp với đề xuất của các địa phương, Bộ GTVT kiến nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố tổ chức lập đề án đánh giá khả năng quy hoạch cảng hàng không bao gồm tính khả thi, hiệu quả, đảm bảo huy động được nguồn vốn để đầu tư theo phương thức đối tác công tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch và đầu tư xây dựng cảng hàng không.

Nếu đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam được chấp thuận, mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc sẽ được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại Hà Nội và TP.HCM, hình thành 30 cảng hàng không.

Nếu đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam được chấp thuận, mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc sẽ được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại Hà Nội và TP.HCM, hình thành 30 cảng hàng không.

Trước đó của Cục Hàng không Việt Nam đã gửi đề xuất lên Bộ GTVT, nếu đề xuất này được chấp  mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc sẽ được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại Hà Nội và TPHCM, hình thành 30 cảng hàng không dọc cả nước.

Trong số này, có 14 cảng hàng không quốc tế gồm Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

14 cảng hàng không quốc nội gồm Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo.

2 cảng hàng không quốc nội (Thành Sơn và Biên Hòa) được hình thành từ việc chuyển đổi các sân bay quân sự Thành Sơn và Biên Hòa sang khai thác lưỡng dụng theo mô hình cảng hàng không.

Tầm nhìn đến năm 2050, hình thành 33 cảng hàng không. Trong đó, có 14 cảng hàng không quốc tế gồm Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

19 cảng hàng không quốc nội gồm Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Biên Hoà, Thành Sơn và Cảng hàng không thứ 2 phía đông nam, nam Thủ đô Hà Nội.

Việc nghiên cứu chuyển đổi một số sân bay quân sự hiện có sang khai thác lưỡng dụng cũng như nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch cảng hàng không tại một số tỉnh có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và về lâu dài có tiềm năng phát triển về du lịch, dịch vụ nhưng chưa có sân bay quân sự đang khai thác sẽ tiếp tục được thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét khi có đủ các điều kiện cần thiết.

Thu Châu
Giá vàng tăng 5 ngày liên tiếp
Giá vàng trong nước tăng mạnh, vàng nhẫn trơn và SJC tăng 0,5-1 triệu đồng/lượng so với phiên trước. Vàng nhẫn trơn vượt 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Tính từ đầu tuần, giá vàng đã tăng tổng cộng 5 triệu đồng/lượng.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
Nhằm hỗ trợ khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Lên kế hoạch triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp với Ủy viên UBND Thành phố, đại diện các sở, ngành góp ý cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.