Chuyên mục


Sẽ xây mới 25 tuyến đường sắt tương lai

25/02/2023 05:56 (GMT +7)

Theo thông tin từ Bộ GTVT, quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, trong đó đến năm 2030, xây dựng mới 16 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 4.802km.

Bộ Giao thông Vận tải thông tin, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, Đại hội Đảng lần thứ XIII có chủ trương phát triển hệ thống đường sắt và được Chính phủ cụ thể hóa trong quy hoạch mạng lưới đường sắt; trong đó đến năm 2030 sẽ xây dựng mới 16 tuyến đường sắt quốc gia với tổng chiều dài khoảng 4.802km.

Đến năm 2030, xây dựng mới 16 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 4.802km;

Đến năm 2030, xây dựng mới 16 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 4.802km;

Cụ thể, về đường sắt quốc gia, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg nêu rõ sẽ nâng cấp, cải tạo để khai thác có hiệu quả 7 tuyến đường sắt hiện có (chiều dài 2.440km). Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đầu tư xây mới để mở rộng mạng lưới đường sắt; đến năm 2050, xây dựng mới 25 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 6.354km.

Với đường sắt đô thị, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng tại các thành phố này. Các địa phương khác, cũng đang triển nghiên cứu đề xuất mạng lưới đường sắt đô thị trong quy hoạch tỉnh. Về đường sắt chuyên dùng, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ tiếp tục duy trì, cải tạo, mở rộng các ga có kết nối đường sắt chuyên dùng, đáp ứng nhu cầu vận tải.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, sau khi mạng lưới đường sắt được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch sẽ kết nối các vùng, hành lang kinh tế chiến lược, trung tâm đô thị, cảng biển cửa ngõ quốc tế, cửa khẩu quốc tế, sân bay quốc tế, đầu mối giao thông lớn… của cả nước.

Bộ Giao thông Vận tải cũng chỉ ra nhiều thế mạnh của vận tải đường sắt với ưu thế là loại hình vận tải chiếm dụng ít đất đai, ít tác động đến môi trường; vận chuyển hành khách, hàng hóa khối lượng lớn, tốc độ nhanh, an toàn, chi phí tương đối thấp, ít bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu… phù hợp với hành lang, đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn nên mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho nền kinh tế cả nước nói chung và khu vực có tuyến đường sắt đi qua nói riêng.

Tuy nhiên, kinh phí đầu tư đường sắt rất lớn, nguồn lực ngân sách Nhà nước còn hạn chế, hiệu quả tài chính đầu tư đường sắt thấp nên khó thu hút vốn từ xã hội hóa. Do đó, để sớm mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới đường sắt theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Bộ Giao thông Vận tải mong muốn được sự quan tâm, ủng hộ và phối hợp các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các tỉnh, thành trong quá trình lập quy hoạch tỉnh, nghiên cứu quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển, cảng cạn, trung tâm logistics,… gắn kết với các khu ga để phát huy hiệu quả, tạo nguồn lực đầu tư phát triển đường sắt; để dành quỹ đất, giải phóng mặt bằng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và sử dụng dịch vụ đường sắt.

Mỹ Diệu
Sớm gỡ vướng đất rừng dự án giao thông
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp về việc cần ưu tiên xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

Dĩ An là đô thị loại II của tỉnh Bình Dương
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 296/QĐ-TTg ngày 27/3/2023 công nhận thành phố Dĩ An là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Kiên định giá trị đã tạo lập, hướng đến phát triển du lịch 'xanh'
Ngành du lịch không chỉ phát triển du lịch đơn thuần, mà xa hơn là phát triển du lịch "xanh", du lịch bền vững theo đúng chủ trương nhất quán của Đảng là phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Đẩy nhanh tiến độ thi công luồng vào sông Hậu
Dự án luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2 là dự án trọng điểm quốc gia, có mục tiêu thu hút, nâng cao năng lực thông qua hàng hóa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Tân Sơn Thủy hủy hoại môi trường sống
Doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục xin mở rộng quy hoạch bãi tập kết kinh doanh vật liệu quy mô khủng; trong khi cuộc sống người dân xung quanh bị đảo lộn vì khói bụi, tiếng ồn, nguy cơ tai nạn giao thông khi xe trọng tải lớn hoạt động ngày đêm trên tuyến đường bê tông nội đồng.

Giám sát chặt chẽ xuất xứ vật liệu cao tốc
Bộ Giao thông vận tải ban hành chỉ thị về tăng cường kiểm soát chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ quản lý.

Đô thị Thanh Hóa sẽ rộng thêm 228 km2
Với quy hoạch này, đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP. Thanh Hóa và toàn bộ huyện Đông Sơn, có diện tích từ 147 km2 lên hơn 228 km2, đóng vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh.